Viêm phế quản là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và kế hoạch chăm sóc

Viêm phế quản là bệnh hô hấp phổ biến. Nếu không nhận biết triệu chứng dấu hiệu để phát hiện sớm, có biện pháp điều trị và kế hoạch chăm sóc hiệu quả thì bệnh diễn tiến thành mãn tính. Khi đó, bệnh dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh. Vậy viêm phế quản là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản như thế nào?

Viêm phế quản là gì?

Đây là bệnh hô hấp xảy ra khi lớp niêm mạc ống phế quản bị viêm nhiễm. Viêm phế quản được chia thành hai loại: Cấp tính và mãn tính.

  • Cấp tính: Thời gian ngắn, có thể diễn tiến, kéo dài vài tuần.
  • Mãn tính: Thời gian dài, có thể kéo dài hàng tháng hoặc hết năm này đến năm khác.

Viêm phế quản

Dấu hiệu triệu chứng viêm phế quản

Các triệu chứng dấu hiệu viêm phế quản thường gặp gồm:

  • Cơ thể mệt mỏi
  • Ho liên tục, ho có đờm. Đờm có thể màu trắng, vàng xám, xanh lục, thậm chí có thể có máu.
  • Sốt
  • Tức ngực, khó thở, thở khò khè
  • Cơ thể ớn lạnh

Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng biểu hiện của viêm phế quản, người bệnh cần có cách trị bệnh sớm. Nhờ vậy, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng gây biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Nguyên nhân viêm phế quản

90% nguyên nhân gây viêm phế quản là do viêm họng, cảm cúm, viêm xoang, hệ miễn dịch suy yếu. Bệnh thường xuất hiện ở ở cả trẻ nhỏ và người lớn.

Nguyên nhân khác gây bệnh có thể là do:

  • Nghiện thuốc lá, tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá
  • Môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, nhiều khói bụi
  • Tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, bột, dệt may

Người có nguy cơ mắc viêm phế quản

Những đối tượng dưới đây có nguy cơ bị bệnh cao hơn so với người khác:

  • Nghiện hút thuốc lá
  • Có sức đề kháng yếu, mắc bệnh mãn tính gây suy giảm miễn dịch
  • Người thường xuyên tiếp xúc bụi bẩn, không khí ô nhiễm, hóa chất độc hại, bông dệt, hít phải hơi độc…
  • Người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh hơn. Trẻ em cũng là đối tượng dễ mắc phải viêm phế quản.

Chẩn đoán viêm phế quản

  • Dựa vào những triệu chứng lâm sàng: Ho, ho có đờm kéo dài, dai dẳng, tức ngực, thở khò khè, sốt… Nghe âm thanh thở sẽ phát hiện những âm thanh khác bất thường ở phổi.
  • Chụp X-quang ngực.
  • Thực hiện xét nghiệm đờm
  • Kiểm tra đánh giá chức năng phổi.

Viêm phế quản

Cách chữa viêm phế quản

Quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt nhất khi lựa chọn được loại thuốc phù hợp. Hiện nay có nhiều cách chữa bệnh. Trong đó gồm:

Viêm phế quản uống thuốc gì?

Nguyên tắc:

  • Bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh nếu nguyên nhân gây bệnh là do bội nhiễm vi khuẩn hoặc dùng để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Dùng thuốc giảm ho nếu như ho kéo dài dai dẳng gây tổn thương cổ họng.
  • Kết hợp một số loại thuốc khác để giảm dị ứng, giảm viêm.

Người bệnh thường được bác sĩ kê đơn gồm các loại thuốc trị viêm phế quản sau:

Thuốc long đờm

Sử dụng thuốc long đờm tạo điều kiện để phản xạ ho và tống chất đờm nhầy ra ngoài để đường thở thông thoáng.

Chất tiết đặc, ít và khó đẩy ra ngoài thì sử dụng thuốc làm loãng chất tiết như terpin hydrat, natri benzoat. Nếu lúc này làm loãng đờm sẽ khiến thể tích tăng khiến đường thở khó khăn hơn. Khi đó nên dùng những chất khử chứa lưu huỳnh như carbocystein, acetylcystein.

Có thể dùng kết hợp thuốc giảm ho với liều lượng phù hợp. Không nên dùng liều quá cao nếu không sẽ mất đi phản xạ ho khiến loại bỏ đờm ra ngoài bị cản trở.

Thuốc kháng viêm

Loại thuốc được sử dụng là corticoid hít, xông, uống. Viêm phế quản nặng thì dùng dạng tiêm có tác dụng kháng viêm.

Thuốc giãn phế quản

  • Làm giảm khả năng giảm sự tắc nghẽn đường dẫn khí theophylin.
  • Các loại thuốc chủ vận beta 2: Tác dụng ngắn: Terbutaline, salbutamol, fenoterol. Thuốc tác dụng dài: Salmeterol, formoterol.

Thuốc kháng virus, vi khuẩn

Loại thuốc kháng virus thường được sử dụng là loại kháng virus cúm A.

Thuốc kháng vi khuẩn: Phụ thuộc vào tình trạng bệnh, vi khuẩn gây ra mà dùng thuốc kháng sinh thường hay mạnh, hoặc dùng kết hợp 2 loại kháng sinh trở lên. Thường là thuốc kháng sinh: Augmentin, ceftriaxone, benzylpenicillin…

Viêm phế quản

Điều trị viêm phế quản không dùng kháng sinh

Bên cạnh dùng thuốc, người bệnh có thể áp dụng những cách không dùng kháng sinh dưới đây:

Cam thảo

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh cam thảo chứa hoạt chất axit glycyrrhizic có tác dụng ức chế hoạt động của một số loại vi khuẩn gây bệnh hô hấp.Nhờ vậy mà giảm ho, chống dị ứng, chống viêm, chữa viêm phế quản hiệu quả.

Cách sử dụng cũng rất đơn giản: Pha trà cam thảo uống hàng ngày. Hoặc kết hợp cam thảo với rau diếp cả để tăng hiệu quả trị bệnh.

Gừng

Gừng có tác dụng trị viêm phế quản rất tốt nhờ đặc tính chống viêm nhiễm của nó. Bên cạnh đó, gừng còn giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Vì thế người bệnh nên sử dụng gừng vào trong chế biến món ăn. Hoặc có thể pha trà gừng, thêm chút mật ong, chanh vào, khuấy đều để tăng hiệu quả.

Nghệ

Nhờ tính chất chống viêm mà nghệ hỗ trợ điều trị viêm phế quản hiệu quả. Dùng 1 thìa bột nghệ cho vào cốc sữa nóng, khuấy đều lên uống hàng ngày từ 2 – 3 lần. Nên uống khi đói để hiệu quả cao hơn.

Đối với những người đang mắc bệnh vàng da, viêm loét dạ dày, tăng bạch cầu và sỏi túi mật thì không nên dùng nghệ chữa viêm phế quản.

Hành tây

Chất đờm nhầy do viêm phế quản tiết ra sẽ được đẩy lùi nhờ hành tây và tình trạng đờm nhầy tích tụ cũng sẽ được ngăn chặn hiệu quả.

Người bệnh chỉ cần ăn 1 thìa nhỏ hành tây sống vào buổi sáng khi đói. Nếu khó ăn thì có thể thêm vào món salad để dễ ăn hơn.

Dứa

Quả dứa chứa enzyme bromelain có hiệu quả rất tốt trong giảm viêm, loại bỏ đờm nhầy ra ngoài dễ dàng. Do đó, dứa được sử dụng để chữa viêm phế quản. Có thể uống nước ép dứa hoặc ăn trực tiếp.

Vừng

Vừng được coi là một loại thuốc điều trị viêm phế quản tự nhiên rất tốt. Đồng thời, vùng còn có tác dụng giảm đau tức ngực triệu chứng liên quan đến căn bệnh này.

Cách sử dụng: Trộn hỗn hợp hạt vừng, mật ong, muối ăn với nhau rồi dùng mỗi ngày trước khi đi ngủ. Hoặc người bệnh có thể pha 1/2 thìa bột vừng với 2 thìa nước rồi uống, mỗi ngày uống 2 lần.

Biện pháp bổ trợ

  • Cần giữ ấm tránh bị nhiễm lạnh khi thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh.
  • Giữ không khí trong nhà không bụi bẩn, luôn sạch sẽ, thoáng đãng, không có khói thuốc lá.
  • Uống nhiều nước. Có thể sử dụng thêm thuốc loãng đờm theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Chữa trị dứt điểm viêm amidan, viêm tai mũi họng để phòng ngừa biến chứng gây viêm phế quản.
  • Phục hồi chức năng bằng xây dựng những bài tập thể dục thể thao phù hợp để giúp dễ thở hơn.

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản

Để điều trị bệnh nhanh khỏi hơn cần có kế hoạch chăm sóc người bệnh khoa học. Dưới đây là kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản:

Nhận định tình trạng của người bệnh

Bác sĩ kiểm tra nhận định tình trạng của người bệnh thông qua:

Hỏi thăm về tình trạng, tiền sử bệnh

  • Thời gian phát hiện ra bệnh.
  • Có tiền sử mắc bệnh mãn tính không, hay bệnh có xảy ra theo mùa không?
  • Có bị những bệnh lý về tai mũi họng không?
  • Nguyên nhân phỏng đoán cảm lạnh, dầm mưa hay tiếp xúc với người bệnh…

Quan sát các triệu chứng lâm sàng của bệnh

Giai đoạn bệnh nhẹ thường có những triệu chứng:

  • Người mệt mỏi, sốt nhẹ
  • Ho khan, ho thành từng cơn
  • Đau đầu sổ mũi
  • Khi ho cảm thấy đau xương ức, rát bỏng

Khi viêm phế quản ở giai đoạn nặng

  • Khó thở
  • Ho có đờm xanh
  • Nếu ho khan kéo dài 3 tuần trở lên, có tiền sử nghiện thuốc lá thì có thể do ung thư phế quản

Thực hiện các xét nghiệm lâm sàng

  • Chụp x-quang phổi
  • Xét nghiệm đờm
  • Xét nghiệm máu

Mục tiêu khi chăm sóc

Chữa trị tận gốc căn nguyên viêm phế quản ở những ổ nhiễm khuẩn như tai, mũi, họng. Điều trị triệu chứng bệnh bằng việc dùng những loại thuốc long đờm, thuốc chống phù nề, corticoid, giảm tiết dịch.

  • Bệnh ở giai đoạn cấp: Chăm sóc làm giảm triệu chứng giúp nâng cao sức đề kháng, tránh kéo dài bệnh thành mãn tính hoặc tái phát.
  • Đối với bệnh ở giai đoạn mãn tính: Chăm sóc chữa trị tránh biến chứng nặng như giãn phế nang, suy tim, bội nhiễm phổi, suy hô hấp cấp.

Viêm phế quản

Những bước chăm sóc người bệnh viêm phế quản

Chăm sóc người bệnh để quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt hơn. Bao gồm các biện pháp:

Làm sạch dịch ứ đọng ở phế quản

Để người bệnh nằm ở tư thế ngửa, ngẩng đầu cao để đường thở được thông thoáng.

Cho người bệnh uống nhiều nước ấm làm loãng đờm. Súc miệng bằng nước ấm, vệ sinh răng miệng, mũi họng sạch sẽ sau khi khạc đờm.

Thực hiện hút đờm cho người bệnh nếu tình trạng bệnh nặng.

Những lưu ý khi cho người bị viêm phế quản uống thuốc

  • Khuyến khích người bệnh uống nhiều nước ấm, nước trái cây có vitamin C.
  • Cho người bệnh uống thuốc long đờm như ambroxol, acetylcystein… theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Chăm sóc về dinh dưỡng cho bệnh nhân

  • Hướng dẫn người bệnh vệ sinh răng miệng sạch sẽ, hiệu quả.
  • Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày. Cần ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu và tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ.
  • Ăn thêm nhiều rau xanh, trái cây, uống sữa…

Phòng ngừa biến chứng

  • Để tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm thì cần phải hết sức chú ý hướng dẫn, giám sát người bệnh vệ sinh tai mũi họng trong khi bị bệnh để loại bỏ triệt để virus gây bệnh.
  • Kiểm tra định kỳ bệnh phổi mãn tính, những ổ xoang, viêm nhiễm, tai mũi họng.
  • Khuyến khích người bệnh thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, luyện tập thể dục thể thao.
  • Tiêm vắc xin phòng ngừa ho gà, sởi và cảm cúm.

Đánh giá quá trình chăm sóc

Sau khi chăm sóc người bệnh theo kế hoạch cần phải đánh giá quá trình xác định hiệu quả và điều chỉnh nếu cần. Các tiêu chí cần đánh giá gồm:

  • Ho, khạc đờm có cải thiện không?
  • Tình trạng bệnh và mức độ bệnh như thế nào?
  • Tình trạng người bệnh như tinh thần, hiểu biết bệnh và những biến chứng.
  • Đánh giá kết quả đáp ứng điều trị đối với người bệnh.

Phòng ngừa bệnh viêm phế quản

Để phòng ngừa viêm phế quản, thì cần phải:

Người lớn

  • Từ bỏ thuốc lá
  • Luôn đeo khẩu trang khi đi ra ngoài
  • Tránh tiếp xúc với khí độc, khói bụi, không khí ô nhiễm
  • Luôn giữ không khí trong nhà sạch sẽ.

Trẻ nhỏ

  • Cần phải giữ ấm cơ thể, không để trẻ bị nhiễm lạnh.
  • Chữa trị kịp thời, dứt điểm bệnh viêm họng, viêm mũi, viêm xoang… ở trẻ nhỏ phòng ngừa biến chứng.

Cách chữa viêm phế quản bằng thảo dược tự nhiên

Viêm phế quản không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm hay khó điều trị. Tuy nhiên, nếu không chữa “đến nơi đến chốn” thì rất dễ để bệnh lặp đi lặp lại thành mãn tính khi chức năng tạng phế đã suy yếu. Để giải quyết tận gốc bệnh này, người bệnh có thể tham khảo bài thuốc từ thảo dược tự nhiên mang tên Cao Bổ Phế của Nhà thuốc Tâm Minh Đường.

Thành phần của Cao Bổ Phế
Thành phần của Cao Bổ Phế

Dược liệu dùng để điều chế Cao Bổ Phế là những loại thảo dược quý được thu hái trực tiếp tại Viện Dược Liệu (Bộ Y tế) nên đảm bảo chất lượng luôn tốt nhất. Để giữ nguyên tinh chất thảo mộc, bài thuốc được bào chế theo phương pháp cổ truyền nghiêm ngặt.

Theo đó, thảo dược sau khi được phối trộn sẽ được đem chiết xuất tinh chất nhiều lần trong nồi cao áp ở nhiệt độ 100 độ C trong suốt 48 giờ. Sau khi được gạn sạch cặn, bã thì mới được đem cô thành cao đặc ở lửa thấp. Chất cao thu được sánh mịn, thơm mùi thảo mộc và có nhiều ưu điểm trong điều trị.

Bạn đọc quan tâm về vấn đề ưu điểm của thuốc dạng cao có thể tham khảo thêm những phân tích của bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương:

Lưu ý: Bao bì sản phẩm trong video hiện đã được thay đổi song chất lượng vẫn giữ nguyên.

Lộ trình điều trị bệnh viêm phế quản bằng Cao Bổ Phế:

  • 3-5 ngày: Giảm đến 35% triệu chứng ho, rát họng, long đờm.
  • 10-15 ngày: Giảm đến 65% triệu chứng ho, khó thở, tức ngực.
  • 1-2 tháng: Dứt điểm hoàn toàn triệu chứng, cổ họng thông thoáng, hết đau tức ngực. Hiệu quả bền vững không gây phụ thuộc vào thuốc khi ngưng.

Không những loại bỏ triệu chứng của bệnh, Cao Bổ Phế còn có tác dụng bồi bổ tỳ, thận, phế và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, phòng ngừa bệnh tái phát.

Ưu điểm của Cao Bổ Phế
Ưu điểm của Cao Bổ Phế

Thực tế điều trị cho thấy, trong 1000 trường hợp chữa viêm phế quản bằng Cao Bổ Phế thì hơn 85% người bệnh đạt được kết quả điều trị tối ưu chỉ sau 1-3 liệu trình sử dụng (tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh).

Một trong những trường hợp mắc viêm phế quản thể nặng đã được điều trị thành công bằng Cao Bổ Phế:

Lưu ý: Bao bì sản phẩm trong video hiện đã được thay đổi song chất lượng vẫn giữ nguyên.

Hàng ngàn người bệnh đã được chữa dứt điểm bệnh viêm phế quản nhờ Cao Bổ Phế

Bấm vào đây để bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn!

Qua bài viết này, bạn đã biết được viêm phế quản là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị như thế nào. Bệnh không nguy hiểm tính mạng. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện sớm, điều trị và chăm sóc đúng cách, khoa học thì có thể tiến triển mãn tính ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh. Vì thế khi có bất cứ dấu hiệu triệu chứng nào của bệnh thì cần đến bệnh viện thăm khám sớm và điều trị kịp thời.

Nếu còn bất cứ vấn đề nào cần giải đáp, bấm vào khung chat với bác sĩ để được hỗ trợ nhanh nhất!

Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường
Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ
Địa chỉ: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
Lương y Bình: 0983.34.0246
Bác sĩ Hương: 0846.138.138
Máy bàn: 02462.9779.23

Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược
Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ
Địa chỉ: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh
Lương y Ngôn: 0903.876.437
Bác sĩ Nghĩa: 098.1986.223
Máy bàn: 028.6683.1025

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *