Viêm phổi bệnh viện chẩn đoán và điều trị hiệu quả

Viêm phổi bệnh viện là gì? Đây là bệnh được phát hiện sau 48 giờ khi người bệnh nhập viện. Đây là nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Để phòng tránh những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra, người bệnh cần nắm rõ viêm phổi bệnh viện là gì, triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị bệnh?

Viêm phổi bệnh viện là gì?

Không giống như bệnh viêm phổi thông thường, viêm phổi bệnh viện là bệnh được phát hiện sau 48 tiếng khi bệnh nhân nhập viện. Phổi có vai trò quan trọng việc trao đổi khí của cơ thể con người. Phổi giúp việc đem oxy từ môi trường ngoài vào tĩnh mạch và đưa khí CO2 từ tĩnh mạnh ra ngoài. Nên các bệnh lý liên quan đến phổi đều ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của con người.

viem-phoi-benh-vien

Biến chứng viêm phổi bệnh viện

Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm:

  • Suy hô hấp
  • Nhiễm trùng huyết
  • Tử vong

Triệu chứng viêm phổi bệnh viện

Cũng giống như những triệu chứng của viêm phổi thông thường, viêm phổi bệnh viện thường xuất hiện các dấu hiệu thường gặp như:

  • Khó thở
  • Ho có đờm
  • Ớn lạnh
  • Tức ngực

Cùng với đó, bệnh nhân bị thâm nhiễm phổi mới tái phát hay đã tiến triển kèm theo sốt, lượng bạch cầu trong máu tăng… cũng là triệu chứng của bệnh.

Khi phát hiện những triệu chứng như trên người bệnh cần đến gặp ngay bác sĩ để tiến hành xét nghiệm, chẩn đoán cũng như phòng và chữa trị bệnh một cách kịp thời.

>> XEM NGAY: Triệu chứng viêm phổi điển hình bỏ qua sẽ hối hận

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm phổi bệnh viện

Viêm phổi bệnh viện là bệnh lý nguy hiểm. Con đường phát triển của bệnh này do bị lây truyền vi khuẩn qua các thiết bị: Máy hô hấp, dây thở, bình oxy… trong bệnh viện.

Các tiêu chuẩn chẩn đoán viêm phổi bệnh viện:

Tình trạng phổi bị thâm nhiễm mới hoặc tiến triển, kèm theo đó là có ít nhất 2 tiêu chuẩn chẩn đoán sau:

  • Sốt cao trên 38,2 độ C hoặc nhiệt độ cơ thể bị hạ thấp
  • Lượng bạch cầu trong máu tăng trên 10G/l hoặc giảm dưới 4G/I
  • Thiếu oxy máu, có đờm mủ hoặc chất tiết phế quản

Chẩn đoán viêm phổi bệnh viện:

Bệnh xảy ra trong môi trường bệnh viện nên khó nhận biết và điều trị. Vì vậy, bệnh nhân cần được chuẩn đoán bệnh tình bằng những thiết bị kỹ thuật y tế để mang đến tính xác cao và đưa ra pháp điều trị khoa học.

Những thiết bị y tế có thể hỗ trợ cho việc chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân viêm phổi bệnh viện có thể kể đến như chụp X-quang, xét nghiệm máu…

Bên cạnh đó, đội ngũ chuyên gia bác sĩ còn sử dụng các mẫu dịch tiết của bệnh nhân như nước bọt qua khạc nhổ, đờm trong mũi… Kết hợp với những mẫu qua nội soi: Rửa phế quản, phế nang, nội soi phế quản… Sau đó tiến hành xét nghiệm và chẩn đoán sinh vật nào đã gây ra bệnh.

x-quang-viem-phoi-benh-vien

Điều trị viêm phổi bệnh viện

Trước khi tiến hành điều trị, chúng ta cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp triều trị tốt nhất. Có thể hiểu, viêm phổi bệnh viện là bệnh lý liên quan đến các thiết bị y tế bị nhiễm khuẩn sau đó lây nhiễm trực tiếp cho bệnh nhân.

Tác nhân gây ra bệnh viêm phổi bệnh viện có thể khác nhau ở từng bệnh viện, nhưng nhìn chung các loại vi khuẩn thường là Gram âm hiếu khí và Gram dương. Dựa vào điều này, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Sử dụng thuốc

Bệnh viêm phổi bệnh viện hiện đã và đang được điều trị bằng thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch, oxy và dịch truyền. Đồng thời kết hợp với sử dụng thuốc:  Levofloxacin, meropenem, moxifloxacin, piperacillin kết hợp với tazobactam, hay amikacin, aztreonam, cefepime, ceftazidime, gemifloxacin, imipenem kết hợp với cilastatin.

Những bệnh nhân mắc bệnh viêm phổi bệnh viện được khuyên là tránh dùng nhóm aminoglycosides và colistin nếu các kháng sinh còn lại có đủ khả năng hoạt tính để chống lại các vi khuẩn gram âm.

Bất cứ phương pháp nào chúng ta cũng cần có biện pháp dự trù. Đặc biệt, đối với bệnh nhân viêm phổi bệnh viện có độ tuổi cao mắc các bệnh lý khác cần được tiêm ngừa vacxin phế cầu để tránh trường hợp bệnh biến chứng đến phế cầu. Hạn chế cho bệnh nhân sử dụng các thuốc không nằm trong danh sách chỉ định của bác sĩ. Đồng thời cách ly bệnh nhân và tiến hành phương pháp điều trị bệnh thích hợp.

Chế độ dinh dưỡng

Bên cạnh việc điều trị bệnh viêm phổi bệnh viện bằng thuốc kháng sinh, người bệnh cần có một chế độ ăn hợp lý. Bởi đôi khi chế độ ăn trong bệnh viện sẽ không cung cấp đủ khoáng chất cho cơ thể của bệnh nhân.

Người bệnh viêm phổi bệnh viện cần ăn bổ sung thực phẩm giàu chất đạm để tổng hợp những chất làm tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Bên cạnh đó, ăn nhiều hoa quả, trái cây cũng giúp cơ thể chuyển hóa năng lượng, những chất vitamin C, E có trong trái cây làm tăng sức đề kháng, chống oxy hóa…

viem-phoi-benh-vien

Chế độ tập luyện

Kết hợp đồng thời thuốc miễn dịch, chế độ ăn và tập thể dục thường xuyên sẽ làm bệnh tình phục hồi nhanh chóng. Cơ thể ít vận động, ngồi nhiều sẽ làm máu khó lưu thông ảnh hưởng đến tứ chi, làm cho việc di chuyển trở nên khó khăn. Do đó tập thể dục thường xuyên sẽ làm cơ thể bớt căng thẳng, tâm trạng phấn chấn, thuyên giảm bệnh.

Đặc biệt, người bệnh cần lưu lý nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người xung quanh. Vệ sinh sạch sẽ tay khi tiếp xúc với dụng cụ y tế…

Viêm phổi bệnh viện là căn bệnh vô cùng nguy hiểm và khó chữa trị do tính chất cũng như môi trường xuất hiện bệnh. Nên ngoài việc áp dụng các phương pháp chữa trị của bác sĩ thì người bệnh cần nên có chế độ ăn uống khoa học, thường xuyên tập thể dục, hít thở không khí trong lành để bệnh có thể thuyên giảm và mang lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe.

>> TIN LIÊN QUAN: Viêm phổi kẽ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *