Viêm phổi cộng đồng không điển hình là gì? Cách chẩn đoán bệnh chính xác

Viêm phổi cộng đồngviêm phổi không điển hình là căn bệnh về hô hấp thường gặp, dễ gây nhiều biến chứng và có nguy cơ tử vong cao. Chính vì vậy, chúng ta cần tìm hiểu, nắm rõ về những thông tin, đặc điểm của bệnh nhằm chủ động trong việc phòng tránh và ứng phó với viêm phổi cộng đồng.

Viêm phổi cộng đồng là gì?

Viêm phổi cộng đồng là tình trạng nhiễm khuẩn nhu mô phổi, có nguyên do từ các tác nhân vi sinh vật không ở trong bệnh viện. Cần phân biệt với viêm phổi do căn nguyên vi sinh vật trong bệnh viện gây ra, bởi chúng sẽ khác nhau ở chủng loại, độ nhạy cảm của kháng sinh… Viêm phổi cộng đồng bao gồm viêm tổ chức kẽ phổi, viêm phế nang, viêm tiểu phế quản tận, viêm túi và ống phế nang.

viem-phoi-cong-dong

Các dạng của bệnh gồm: Viêm phổi không điển hình, viêm phổi đốm, viêm phổi thùy. Các dạng này có điểm giống nhau là khi khám thực thể có hiện tượng đông đặc tại vị trí phổi viêm, phim chụp X-quang phổi thấy phế nang xuất hiện bóng mờ hoặc hội chứng mô kẽ. Về nguyên nhân, có khoảng hơn 100 căn nguyên vi sinh vật được xác định gây ra viêm phổi mắc phải ở cộng đồng, bao gồm các vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm, hoặc do mắc một số bệnh lý nguy hiểm về tim, gan, đái tháo đường, suy thận…

Tỉ lệ mắc bệnh về mặt dịch tễ học khoảng từ 5 – 6/1000 người trong năm và tăng theo tuổi. Các yếu tố nguy cơ của viêm phổi bao gồm tuổi cao (trên 65 tuổi), trẻ nhỏ (2 tuổi trở xuống), do hút thuốc, do hệ thống miễn dịch đã suy yếu hoặc bị ức chế, và vào mùa đông khả năng mắc bệnh sẽ cao hơn.

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm phổi cộng đồng

Về tiêu chuẩn chẩn đoán viêm phổi cộng đồng, nếu chỉ dựa trên các dấu hiệu lâm sàng cùng các vấn đề trong quá khứ thì sẽ có kết quả không đúng. Để chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất thì cần phải làm thêm các xét nghiệm và chụp X-quang phổi.

Chẩn đoán xác định

Chẩn đoán lâm sàng

Người bệnh thường sốt cao 39 – 40°C, rét run, thi thoảng sốt nhẹ, mệt mỏi, đôi khi có thể rối loạn ý thức. Giai đoạn đầu có thể ho khan, sau đó khạc đờm (đờm mủ hoặc đờm màu gỉ sắt). Đau ngực âm ỉ bên tổn thương, đau kiểu màng phổi nếu có viêm màng phổi kế cận. Tình trạng khó thở tùy thuộc vào tổn thương nhu mô phổi, nếu nặng có thể có dấu hiệu suy hô hấp. Khi nghe phổi có tiếng ran nổ, ran ẩm, tiếng thở bất thường.

Chụp X-quang phổi

Có hội chứng lấp đầy phế nang, có thể kèm hình ảnh tràn dịch màng phổi hay hình rãnh liên thùy dày. Ở phía rốn phổi có đám mờ hình tam giác đỉnh. Tuy nhiên chụp X-quang phổi không thể biết được căn nguyên gây bệnh.

Xét nghiệm máu

Phương pháp này giúp bác sĩ xác nhận bệnh nhân nhiễm trùng hay không, và có thể xác định loại sinh vật gây nhiễm trùng. Nếu số lượng bạch cầu giảm xuống dưới 4,5 giga/lít sẽ hướng tới viêm phổi do virus.

hinh-anh-x-quang-viem-phoi-cong-dong

Chẩn đoán phân biệt

Lao phổi

Do tiền sử có tiếp xúc với người mắc lao. Có tổn thương hình mờ, ở vùng đỉnh phổi thâm nhiễm nốt không đồng đều. Tìm thấy trong đờm có trực khuẩn kháng cồn, kháng toan (AFB) hoặc soi trực tiếp trên dịch phế quản. Nếu có điều kiện nên nuôi cấy MGIT Bactec để có thể phát hiện sớm vi khuẩn lao.

Áp xe phổi

Tình trạng áp xe xảy ra khi mủ hình thành ở một khoang trong phổi. Có những trường hợp chỉ cần điều trị bằng kháng sinh, nhưng cũng có nhiều trường hợp nặng phải cần đến phẫu thuật.

Ung thư phổi

Thường gặp ở người trên 50 tuổi, có tiền sử nghiện thuốc lá hoặc thuốc lào. Chụp X-quang phổi thấy có đám mờ, người bệnh sút cân, gầy nhanh, ho khạc đờm lẫn máu. Để xác định rõ cần chụp cắt lớp vi tính ngực, soi phế quản và sinh thiết.

Tràn dịch màng phổi

Cần siêu âm, xét nghiệm dịch màng phổi hoặc chụp CT scan để có kết quả chính xác.

Giãn phế quản do bội nhiễm

Bệnh nhân đã từng bị sốt, tình trạng ho khạc có nhiều đờm mủ kéo dài. Khi khám phổi nghe tiếng ran ẩm, ran nổ cố định. Muốn xác định rõ bệnh phải chụp CT lồng ngực hoặc chụp X-quang để thấy được những bất thường ở phế quản và phổi.

Nhồi máu phổi

Bệnh nhân gặp tình trạng ngực đau dữ dội, khó thở, ho ra máu, có thể bị sốc, thường gặp ở các bệnh nhân sau chấn thương, gãy xương, phẫu thuật ở vùng tiểu khung, nằm bất động lâu ngày hoặc viêm tắc ở tĩnh mạch chi dưới. Cần chụp CT kèm theo tiêm thuốc cản quang vào tĩnh mạch sẽ nhìn rõ bị tắc ở phần động mạch nào gây ra nhồi máu phổi.

Chẩn đoán căn nguyên vi sinh

Khi bệnh nhân nhập viện, đặc biệt là những trường hợp nặng cần nhanh chóng thực hiện xét nghiệm vi sinh đờm, máu, dịch màng phổi hoặc dịch phế quản. Với các vi khuẩn khó nuôi cấy (Legionella Pneumophila, Mycoplasma Pneumoniae, Chlamydia Pneumoniae) hoặc virus phải thực hiện những phương pháp gián tiếp: test ngưng kết bổ thể, huyết thanh học đặc hiệu, miễn dịch huỳnh quang. Ngoài ra, qua xét nghiệm nước tiểu có thể phát hiện kháng nguyên hòa tan của vi khuẩn.

>> XEM NGAY: Những triệu chứng viêm phổi dễ dàng nhận biết giúp phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời

viem-phoi-cong-dong-co-lay-khong

Viêm phổi không điển hình

Viêm phổi không điển hình là dạng viêm phổi khởi phát âm thầm với các triệu chứng không rõ ràng (sốt nhẹ, ho khan, ớn lạnh…). Thậm chí người bệnh có thể không biết rằng mình đang bị viêm phổi, bởi những triệu chứng thường nhẹ hơn hẳn so với viêm phổi điển hình. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em.

Các loại vi khuẩn không điển hình

Bệnh do nhóm vi khuẩn gồm Pneumoniae, Legionella Mycoplasma, Pneumophila và Chlamydia Pneumoniae gây ra.

  • Đây là một bệnh lây nhiễm, bất cứ lứa tuổi nào cũng có thể mắc phải. Thông thường, nếu vi khuẩn Mycoplasma Pneumoniae và Chlamydia Pneumoniae là nguyên nhân gây bệnh thì triệu chứng viêm phổi khá nhẹ.
  • Ngược lại, Legionella Pneumophila khiến các triệu chứng nặng hơn, đặc biệt là trong 4 – 6 ngày đầu. Cũng chính vì thế mà để khỏi hoàn toàn, người bệnh sẽ mất khoảng thời gian khá lâu.

Đặc điểm của viêm phổi do vi khuẩn không điển hình

Xuất hiện một loạt các triệu chứng như sốt nhẹ, đau đầu, ho, người mệt mỏi khó chịu. Những dấu hiệu toàn thân thường nổ bật hơn so với những biểu hiện trên hô hấp.

Với những trường hợp nhẹ, bệnh có thể tự khỏi, hoặc điều trị bằng kháng sinh trong thời gian 2 tuần trở lên. Tuy nhiên, người bệnh cần tới khám bác sĩ nếu thấy các triệu chứng có chuyển biến nặng. Bằng những kỹ thuật y tế, bạn sẽ biết chính xác tình trạng bệnh của mình, từ đó có cách điều trị phù hợp nhất.

viem-phoi-khong-dien-hinhg

Kháng sinh điều trị viêm phổi không điển hình

Những loại kháng sinh điều trị viêm phổi không điển hình ở trẻ em thường được sử dụng bao gồm:

  • Không bị suy hô hấp: Azithromycin, clarithromycin, erythromycin, doxycycline, levofloxacin, moxifloxacin.
  • Có suy hô hấp: Azithromycin tiêm tĩnh mạch, lactobionate erythromycin tĩnh mạch, levofloxacin tĩnh mạch.
  • Corticoid có thể được bác sĩ chỉ định dùng trong trường hợp nguyên nhân gây bệnh do M.pneumoniae.
  • Thay thế Macrolid thành Quinolon theo kháng sinh đồ nếu như có tình trạng đồng nhiễm.

Hy vọng những thông tin về viêm phổi cộng đồng, viêm phổi không điển hình trên đây sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc ứng phó và phòng ngừa bệnh. Mỗi người đều nên dự phòng bệnh bằng các biện pháp như: Không hút thuốc, đeo khẩu trang khi ra ngoài, có chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý. Đặc biệt cần chủ động tiêm các loại vaccine phòng cúm và virus, vi khuẩn.

>> BẠN CÓ BIẾT: Viêm phổi bệnh viện là gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *