Viêm phổi virus chiếm đến 60 – 70% các trường hợp viêm phổi, thường là virus RSV, Adenovirus. Bệnh hay gặp ở trẻ ở độ tuổi từ 2 – 3 tuổi. Vậy viêm phổi virus là gì? Đặc điểm, hình ảnh, triệu chứng và cách điều trị bệnh như nào?
Viêm phổi virus RSV, Adenovirus là gì?
Hay còn gọi là viêm phổi do siêu vi, được định nghĩa là bệnh nhiễm trùng phổi do virus gây ra, điển hình là virus cúm RSV, Adenovirus. Những loại virus này làm giảm khả năng miễn dịch của phổi. Bệnh thường xuất hiện vào mùa đông.
Nguyên nhân viêm phổi virus
Ở trẻ nhỏ: Do virus hợp bào hô hấp (RSV), virus cúm A, B, thường ở trẻ em dưới 3 tuổi.
Người lớn: Do virus cúm A, B, virus phó cúm, adenovirus, hantavirus và virus hợp bào hô hấp. Thường xảy ra ở người bị phổi mãn tính và người bị bệnh về tim mạch.
- Bệnh ở người lớn do virus cộng đồng: Virus cúm A.
- Người già, người ghép tạng: Virus hợp bào hô hấp
- Người lớn khỏe mạnh và người bị suy giảm miễn dịch: Virus Herpes
Nguy cơ mắc bệnh viêm phổi virus RSV gặp ở người bị suy giảm miễn dịch, ghép thận, ghép tủy xương. Trong trường hợp này thường có nguy cơ tử vong cao và hay bị bội nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng đơn bào, ấm, phổ biến là Pneumocystis carinii .
Triệu chứng viêm phổi virus
Người bệnh thường có các dấu hiệu biểu hiện nhận biết sau:
- Ho khan, có một số trường hợp ho có đờm nhầy trong
- Không có triệu chứng thực thể khi khám phổi
- Đau đầu
- Sốt
- Sổ mũi
- Đau cơ khớp
Quan sát hình ảnh viêm phổi virus qua X-quang thấy:
- Tia mờ quanh rốn phổi, có tính chất di chuyển
- Bóng mờ quanh phế quản
- Thành phế quản dày
- Tràn dịch màng phổi nếu nguyên nhân gây bệnh là do virus phó cúm, Adenovirus
- Ở trẻ nhỏ: Có thể thấy vùng tăng sáng, hạch rốn phổi, xẹp phổi (do virus RSV, virus khác), hình ảnh lưới nốt (do virus sởi)
- Ở người lớn: Thâm nhiễm hai bên phổi lan tỏa (do virus cúm, Adenovirus)
Chẩn đoán viêm phổi virus
Lâm sàng
Giai đoạn ủ bệnh: Tùy vào loại virus gây bệnh mà ngắn hoặc dài
Giai đoạn khởi phát: Triệu chứng ho, hắt hơi, sổ mũi, đau họng, có thể kèm sốt nhẹ trong vài ngày
Giai đoạn toàn phát: Sốt vừa hoặc sốt cao, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, mệt lả, tím tái, thở rên. Khám phổi có ran ngáy, rít, ran ẩm. Phát ban, nôn mửa, tiêu chảy…
Xét nghiệm
Số lượng bạch cầu bình thường hoặc tăng nhẹ nhưng tỷ lệ lymphocyte nhiều hơn. Chỉ số CRP bình thường
Hình ảnh X-quang phổi: Tổn thương, không điển hình, thâm nhiễm kẽ lan tỏa hình liễu rủ, hình lưới.
Chẩn đoán xác định
- Test nhanh để phát hiện kháng nguyên virus: Có kết quả trong 15 phút.
- Real-time PCR giúp phát hiện chuỗi RNA đặc hiệu của virus.
- Chẩn đoán huyết thanh: Kết quả muộn nên ít sử dụng.
Điều trị viêm phổi virus
Chống suy hô hấp
- Nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh, thoáng đãng, quần áo rộng rãi, thoải mái.
- Giảm tắc nghẽn đường thở: Tư thế nằm thích hợp, vệ sinh mũi miệng bằng nước muối sinh lý, dẫn lưu tư thế, hút đờm khi đường hô hấp có nhiều đờm, thở oxy trong trường hợp nặng.
- Kiểm tra khí máu nhằm đánh giá, điều chỉnh thăng bằng kiềm toan.
Chống nhiễm khuẩn
- Khi có bội nhiễm dùng kháng sinh
- Vệ sinh răng miệng, mũi họng sạch sẽ hàng ngày
- Có biện pháp chống nhiễm khuẩn bệnh viện
Đảm bảo thân nhiệt
Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, thoải mái nhất
Nếu người bệnh sốt thì cần theo dõi nhiệt độ thường xuyên, đề phòng sốt cao gây co giật
Thực hiện một số biện pháp giảm sốt như:
- Lau người bằng nước ấm, chườm ấm ở vị trí trán, bẹn, nách
- Thuốc hạ sốt khi sốt ≥ 38,5 độ C. Chú ý tuyệt đối không dùng aspirin cho trẻ em.
- Uống nhiều nước, đối với trẻ sơ sinh thì cho bú mẹ nhiều
Đảm bảo dinh dưỡng
- Có chế độ ăn uống đầy đủ, đảm bảo đủ năng lượng cho người bệnh
- Người bệnh không tự ăn được thì cho ăn qua ống thông, nuôi dưỡng tĩnh mạch
Chống mất nước, rối loạn điện giải
- Theo dõi tình trạng mất nước để đảm bảo lượng nước cung cấp cho cơ thể đủ
- Uống nhiều nước, truyền dịch khi có chỉ định
- Theo dõ tình trạng điện giải thường xuyên để điều chỉnh kịp thời
Thuốc kháng virus đặc hiệu
Loại kháng sinh sử dụng phụ thuộc vào loại virus gây bệnh.
Virus cúm A sử dụng thuốc Oseltamivir (Tamiflu)
Liều lượng theo độ tuổi:
- ≥ 13 tuổi dùng 75mg/lần và 2 lần/ngày, sử dụng kéo dài trong 7 ngày.
- Từ 1 – 13 tuổi liều lượng theo trọng lượng: Dưới 15kg dùng 30mg/lần và 2 lần/ngày, sử dụng kéo dài trong 7 ngày. 16 – 23 kg dùng 45mg/lần và 2 lần/ngày, sử dụng kéo dài trong 7 ngày. Từ 24 – 40 kg dùng 60mg/lần và 2 lần/ngày. 40kg dùng 75mg/lần và 2 lần/ngày, sử dụng kéo dài trong 7 ngày.
- Trẻ dưới 3 tháng: Sử dụng 12mg và ngày 2 lần, dùng trong 7 ngày liên tiếp.
- Trẻ 3 – 5 tháng: Sử dụng 20mg và ngày 2 lần, dùng trong 7 ngày liên tiếp.
- Trẻ 6 – 11 tháng: Sử dụng 25mg và ngày 2 lần, dùng trong 7 ngày liên tiếp.
Nếu không có Oseltamivir, Zanamivir dạng hít định liều được thay thế. Liều lượng như sau:
- Người lớn, trẻ > 7 tuổi: Xịt 5mg/2 lần, mỗi ngày 2 lần
- Trẻ 5 – 7 tuổi: Xịt 5mg/2 lần, mỗi ngày 1 lần
Virus RSV, Adenovirus dùng thuốc Ribavirin dạng khí dung
Virus CMV dùng thuốc Ganciclovir
Liều lượng tấn công: 10mg/kg/ngày, chia nhỏ thành 2 lần truyền tĩnh mạch chậm, dùng liên tục trong 7 ngày.
Liều duy trì: 5mg/kg/ngày, dùng đều đặn đến khi kết quả PCR CMV âm tính.
Tiên lượng về bệnh
- Hầu hết các trường hợp bệnh viêm phổi virus đều có thể tự khỏi. Nhưng một số trường hợp do virus RSV nặng ở trẻ dưới 6 tuần tuổi.
- Người bệnh có thể tiếp tục ho kéo dài sau khi bệnh đã khỏi.
- Một số trường hợp bội nhiễm khuẩn thì cần phải điều trị bệnh như do vi khuẩn gây ra.
Phòng ngừa viêm phổi virus hiệu quả
Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, hãy áp dụng các biện pháp sau:
- Có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
- Tiêm chủng phòng ngừa theo đủ và đúng theo lịch tiêm chủng
- Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, tránh đến những nơi ô nhiễm
>> Có thể bạn quan tâm: Những thông tin cần biết về bệnh viêm phổi do phế cầu