Chẩn đoán và chăm sóc bệnh nhân hen phế quản

Chẩn đoán hen phế quản giúp quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, cách chăm sóc bệnh nhân hen phế quản cũng góp phần hỗ trợ điều trị và phòng ngừa những cơn hen tái phát. Cùng tìm hiểu cách chẩn đoán và chăm sóc người bệnh hen như thế nào nhé!

Chẩn đoán hen phế quản chính xác

Để có kết luận, chẩn đoán chính xác, các bác sĩ chuyên khoa tiến hành chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt. Cụ thể như sau:

Chẩn đoán xác định

Các bác sĩ dựa vào những yếu tố sau để chẩn đoán xác định hen phế quản:

  • Triệu chứng ho, khó thở, thở khò khè, cảm giác nặng ngực. Đặc biệt tình trạng ho, thở khò khè, khó thở vào ban đêm. Các cơn hen xuất hiện khi thời tiết thay đổi hoặc tiếp xúc với các chất kích thích như phấn hoa, lông chó mèo, bụi bẩn, nấm mốc… Sử dụng thuốc giãn phế quản tình trạng khó thở được cải thiện hoặc chất dứt cơn hen.
  • Tiền sử bị hen của người bệnh hoặc tiền sử gia đình có người bị hen, bị viêm mũi dị ứng, mề đay, chàm.
  • Khám nghe phổi thấy tiếng ran ngáy ran rít.
  • Đo chức năng hô hấp thấy có sự giới hạn luồng khí khi bị tắc nghẽn. Sự giới hạn tắc nghẽn không cố định thay đổi trước và sau khi sử dụng thuốc giãn phế quản hoặc sau điều trị, sau khi vận động.
  • Đo lưu lượng đỉnh PEF bằng dụng cụ đo (peak flow meter). PEF tăng bằng hoặc lớn hơn 20% so với trước khi sử dụng thuốc. Hoặc kết quả cho PEF thay đổi sáng chiều bằng hoặc lớn hơn 20%.
  • Đo nitric oxide (NO) trong khí thở ra khi test chức năng phổi bình thường và các dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng.

Chẩn đoán hen phế quản

Chẩn đoán phân biệt

  • Tràn khí màng phổi: Không có triệu chứng và tiền sử khó thở. Khám và nghe phổi không có ran ngáy, ran rít, có tràn khí ở một bên phổi.
  • Viêm tiểu phế quản cấp: Ho khạc đờm và sốt (Hen phế quản triệu chứng thường là ho khan về đêm)
  • Cơn hen tim: Người bệnh có tiền sử bị bệnh tim, tiền sử khó thở khi gắng sức. Khám phổi, nghe phổi có ran ẩm, ran rít và ran ngáy. Huyết áp cao hơn bình thường. Nếu chưa chẩn đoán phân biệt được với hen phế quản thì bác sĩ có thể sử dụng khí dung hoặc thuốc kích thích beta đường xịt.
  • Dị vật đường hô hấp: Khó thở, tím tái và kèm ho sặc sụa.
  • Đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: Tiền sử bị khó thở liên tục (hen phế quản khó thở thành từng cơn), thường gặp ở người nghiện thuốc lá nặng.

Chăm sóc bệnh nhân hen phế quản

Chăm sóc người bị hen phế quản, trước tiên cần phải nhận định chăm sóc sau đó mới lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá quá trình chăm sóc. Cụ thể như sau:

Nhận định chăm sóc

Người chăm sóc tiến hành hỏi bệnh:

  • Những dấu hiệu, triệu chứng cơ năng ở người bệnh
  • Điều kiện sinh sống và làm việc của người bệnh
  • Tiền sử bệnh của người bệnh và gia đình

Khám bệnh:

  • Toàn thân: Dấu hiệu nhiễm khuẩn, phù, tím, chiều cao, cân nặng
  • Hô hấp: Ho khạc đờm, số lượng đờm, màu sắc đờm, tính chất khó thở và tần số thở
  • Tinh thần: Bồn chồn, lo lắng, suy giảm ý thức
  • Tuần hoàn: Đo mạch, tần số nhịp tim, HA
  • Các kết quả xét nghiệm khác

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hen phế quản

  • Tăng khả năng thông khí, giảm tắc nghẽn đường thở cho người bệnh
  • Chăm sóc về tinh thần và dinh dưỡng
  • Ngăn ngừa và phát hiện sớm những biến chứng có thể xảy ra
  • Giáo dục sức khỏe cho người bệnh

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hen phế quản

Thực hiện chăm sóc

Tăng khả năng thông khí, giảm tắc nghẽn đường thở cho người bệnh

Thực hiện các biện pháp sau:

  • Cho người bệnh nằm ở tư thế đầu cao ở trong phòng thông thoáng
  • Vỗ rung lồng ngực, cho người bệnh uống nhiều nước và hướng dẫn thở sâu, ho, hút đờm dãi nếu nhiều đờm, khó khác giúp người bệnh làm sạch dịch tiết ở phế quản.
  • Cho bệnh nhân uống thuốc giãn phế quản, thuốc corticoid theo chỉ định của bác sĩ, theo dõi tác dụng phụ của thuốc. Nếu bác sĩ kê thuốc kháng sinh cho bệnh nhân thì cần phải chú ý theo dõi cơ địa dị ứng.
  • Thực hiện y lệnh thở oxy của bác sĩ điều trị.

Chăm sóc về tinh thần và dinh dưỡng cho bệnh nhân

  • Có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, calo, vitamin, khoáng chất
  • Kiêng không các loại thực phẩm có thể gây dị ứng, kích thích cơn hen xuất hiện, tránh ăn quá mặn (nhiều muối)
  • Động viên tinh thần để người bệnh an tâm điều trị
  • Nếu không có suy hô hấp thực hiện y lệnh cho người bệnh uống thuốc an thần nhẹ

Ngăn ngừa và phát hiện sớm những biến chứng có thể xảy ra

Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân hen phế quản, người chăm sóc cần phải theo dõi, quan sát để phát hiện sớm những biến chứng có thể xảy ra bằng việc theo dõi:

  • Tần số thở, mức độ khó thở của người bệnh
  • Cơn hen kéo dài bao lâu (thời gian cơn hen)
  • Mức độ tím tái mỗi khi cơn hen xuất hiện
  • Số lượng đờm nhầy và màu sắc đờm
  • Thân nhiệt, HA và mạch
  • Tình thần của người bệnh: Bồn chồn, lo lắng, lú lẫn, mất định hướng

Giáo dục sức khỏe cho người bệnh

Để ngăn ngừa tình trạng cơn hen nặng hơn và kiểm soát cơn hen tái phát cần phải:

  • Đưa ra lời khuyên cho người bệnh tránh xa những tác nhân gây kích thích, dị ứng như lông chó mèo, phấn hoa, nước hoa, bụi nhà, thực phẩm có thể gây dị ứng…
  • Luôn giữ ấm cơ thể khi trời trở lạnh
  • Không hút thuốc lá, uống bia rượu
  • Loại bỏ triệt để những ổ nhiễm khuẩn đường hô hấp trên
  • Bổ sung chất dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe để nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch phòng ngừa bệnh tật

Giáo dục sức khỏe cho người bệnh

Để phục hồi chức năng hô hấp, đồng thời ngăn ngừa những biến chứng hen phế quản xảy ra, cần thực hiện các biện pháp như:

  • Hướng dẫn người bệnh bài tập thở sâu và thở ra chúm môi
  • Tuyệt đối không lạm dụng, sử dụng quá liều những loại thuốc corticoid hoặc thuốc giãn phế quản
  • Đến bệnh viện thăm khám ngay lập tức khi có các triệu chứng sốt, khó thở thăng, ho, ho ra máu…

Đánh giá quá trình chăm sóc bệnh nhân hen phế quản

Kết quả mong muốn của quá trình chăm sóc và điều trị gồm:

  • Người bệnh hết khó thở
  • Không xảy ra biến chứng
  • Biết cách phòng ngừa cơn hen phế quản tái phát
  • Thực hiện lời khuyên về giáo dục sức khỏe

Khi bị hen phế quản người bệnh phải chung sống cả đời với căn bệnh này nên cần chẩn đoán hen phế quản đúng nếu không việc điều trị sai cách sẽ không hiệu quả và việc điều trị sau đó sẽ gặp khó khăn hơn. Bên cạnh đó, việc chăm sóc bệnh nhân hen phế quản cũng vô cùng quan trọng trong điều trị và phòng ngừa những cơn hen tái phát.

Cao Bổ Phế – Giải pháp dứt điểm bệnh hen phế quản

Chẩn đoán và chăm sóc bệnh nhân hen phế quản là bước làm vô cùng quan trọng, càng chẩn đoán sớm thì thời gian điều trị sẽ càng được rút ngắn. Để hỗ trợ quá trình điều trị, người bệnh có thể tham khảo thêm bài thuốc Cao Bổ Phế của Tâm Minh Đường.

Ưu điểm của Cao Bổ Phế
Ưu điểm của Cao Bổ Phế

Cao Bổ Phế là sản phẩm chuyên biệt chữa hen phế quản từ 8 vị thảo dược nổi tiếng trong đông y, bao gồm: Trần bì, Cải trời, Kinh giới, La bạch tử, Bách bộ, Tang bạch bì, Kim ngân Hoa, Cát cánh. Toàn bộ thảo dược đều được chính tay các lương y Tâm Minh Đường thu hái tại Vườn dược liệu của Bộ y tế, nên đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dùng.

Cơ chế điều trị hen phế quản của Cao Bổ Phế:

  • Trừ tà, tuyên phế, hóa đờm.
  • Khống chế sự phát triển của vi khuẩn, virus.
  • Loại bỏ cơn hen suyễn, cân bằng khí hóa trong cơ thể.
  • Phục hồi các tạng, bồi bổ cơ thể, nâng cao sức đề kháng.
Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường
Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường

Để khắc phục nhược điểm của thuốc đông y – Tức tác dụng chậm. Các lương y Tâm Minh Đường đã quyết định bào chế Cao Bổ Phế ở dạng cao – Dạng tốt nhất trong đông y.

Bạn đọc tìm hiểu kỹ hơn ưu điểm của thuốc dạng cao đặc dưới phân tích chuyên sâu của bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương (Nguyên Giảng viên YHCT Tuệ Tĩnh) trong video sau:

Lưu ý: Bao bì thay đổi nhưng chất lượng sản phẩm vẫn giữ nguyên

Nhờ đó, Cao Bổ Phế mang lại hiệu quả vô cùng vượt trội:

 Lộ trình điều trị của Cao Bổ Phế
Lộ trình điều trị của Cao Bổ Phế

Nhờ thành công vượt trội của Cao Bổ Phế, trong năm 2018 phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường đã vinh dự nhận được giải thưởng “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng”. Đây chính là lời khẳng định cho sự uy tín và chất lượng của phòng khám.

Bấm vào đây để bác sĩ trực tiếp tư vấn!

Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, bấm vào khung chat với bác sĩ để được hỗ trợ nhanh nhất!

Trên đây là cách chẩn đoán và chăm sóc bệnh nhân hen phế quản, mong rằng chia sẻ này giúp ích cho người bệnh bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Theo yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ để tiện liên hệ:

Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – HN

Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ

Hotline: 0983.34.0246

Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. HCM

Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ

Điện thoại: 0903.876.437

>> XEM THÊM: Hen phế quản có lây không?

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *