Bệnh bụi phổi silic là gì? Cách điều trị và phòng ngừa bệnh

Bệnh bụi phổi silic xảy ra khi hít phải lượng lớn tinh thể silic tự do trong nhiều năm liền, thường từ trên 5 năm. Đây là bệnh xơ hóa, phát triển hạt ở hai bên phổi gây khó thở, nếu không phát hiện và điều trị sớm, đúng sẽ không thể chữa khỏi được. Cùng tìm hiểu rõ hơn bệnh bụi phổi silic là gì, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị, phòng ngừa như thế nào nhé!

Bệnh bụi phổi silic là gì?

Bệnh bụi phổi silic tiếng anh là silicosis, là bệnh xảy ra do hít phải bụi có chứa silic ở trong môi trường lao động trong nhiều năm. Đây là bệnh phổi tiến triển, không thể chữa khỏi. Bệnh có đặc điểm xơ hóa, phát triển hạt ở hai phổi gây ra tình trạng khó thở, quan sát hình ảnh X-quang phổi thấy tổn thương đặc biệt.

Bệnh bụi phổi silic

Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất trong 28 nghề nghiệp được bảo hiểm ở nước ta hiện nay. Theo thống kê, đến cuối năm 2011, bệnh bụi phổi silic chiếm 74,40% trong tổng số 27.246 trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp của Việt Nam.

Dấu hiệu, triệu chứng

Giai đoạn sơ phát bệnh tổn thương hạt nhỏ nên thường không có dấu hiệu, biểu hiện ra bên ngoài. Bệnh chỉ có thể được phát hiện qua chụp X-quang.

Ở giai đoạn nặng hơn, triệu chứng bệnh bụi phổi silic gồm:

  • Khó thở khi gắng sức, sau trở thành thường xuyên
  • Ho khạc đờm, đờm lỏng hoặc có màu đen
  • Ho ra máu
  • Đau tức ngực
  • Thể trạng giảm sút

Trường hợp bệnh bụi phổi silic cấp tính: Khó thở xuất hiện đột ngột và nặng dần. Không kèm sốt, ngoại trừ trường hợp bội nhiễm. Bệnh có thể gây tử vong nhanh chóng trong vài tháng đến 1 năm.

Nguyên nhân

Tinh thể silic tự do SiO2 là khoáng chất gặp rất nhiều trong vỏ trái đất. Được tìm thấy ở trong cát, các loại đá lửa, sa thạch, granite, đá phiến, kim loại, quặng than. Khi không may hít phải tinh thể SiO2 từ bụi nghề nghiệp cũng là tác nhân gây bệnh. Bệnh bụi phổi silic là bệnh mãn tính do tiếp xúc trong thời gian dài từ 5 – 10 năm.

Những yếu tố nguy cơ gây bệnh bụi phổi silic

  • Công việc đúc phải tiếp xúc với bụi cát khuôn, làm sạch vật đúc
  • Đẽo mài đá, khai thác quặng có chứa tinh thể silic tự do
  • Sản xuất, chế biến đồ gốm, gạch chịu lửa, thủy tinh
  • Tán nghiền, sàng quặng đá chứa tinh thể silic tự do
  • Làm sạch, làm nhẵn vật bằng tia cát

Bệnh bụi phổi silic

Biến chứng

Bệnh bụi phổi silic làm mất dần sức lao động của người bệnh, gây ra các biến chứng nguy hiểm khác như:

  • Lao phổi
  • Viêm phổi
  • Tràn khí màng phổi, viêm mủ màng phổi, khí thủng phổi
  • Viêm phế quản, giãn phế quản
  • Hoại tử vô khuẩn
  • Tim đập nhanh, tim giãn nở, suy tim tổn thương mạch vành
  • Tử vong

Chẩn đoán bệnh bụi phổi silic

Những người tiếp xúc với bụi có nồng độ, kích thước hạt, số lượng, hàm lượng SiO2 vượt quá giới hạn cho phép sẽ được xét chẩn đoán bệnh bụi phổi silic.

  • Thời gian tiếp xúc với bụi silic ít nhất 5 năm, một số ít dưới 5 năm cần phải được hội chẩn giữa các bác sĩ chuyên khoa.
  • Hình ảnh X-quang có tổn thương, có hạt silicon
  • Dấu hiệu triệu chứng khác: Khó thở khi gắng sức, tắc nghẽn phổi, đau tức ngực, hội chứng hạn chế.

Bệnh bụi phổi silic

Điều trị bệnh bụi phổi silic

Hiện nay vẫn chưa có biện pháp điều trị bệnh bụi phổi silic hiệu quả mà chỉ làm giảm dấu hiệu, triệu chứng. Bác sĩ có thể cho người bệnh dùng các loại thuốc sau:

  • Thuốc chống viêm
  • Thuốc giảm xơ hóa phổi
  • Các loại thuốc bao bọc xung quanh hạt bụi silic để bảo vệ đại thực bào
  • Rửa phế nang, hút hết bụi và thực bào ăn bụi ra khỏi đường hô hấp

Sử dụng ống hít có thể giúp người bệnh dễ thở hơn. Một số trường hợp người bệnh cần đeo mặt nạ oxy để tăng oxy trong máu.

Cách phòng ngừa bệnh bụi phổi silic

Biện pháp cá nhân

  • Đeo khẩu trang, đồ bảo hộ khi làm việc
  • Dùng mặt nạ lọc bụi nhẹ, hít thở dễ dàng, tránh cọ xát, vật liệu làm mặt nạ không gây dị ứng, kích thích da

Biện pháp kỹ thuật

  • Tìm vật liệu thay thế, tránh dùng vật liệu chứa bụi phổi silic
  • Sản xuất trong chu trình kín, có hệ thống hút gió tại chỗ để tránh bụi bay tung lên
  • Xây dựng hệ thống thông khí, thoáng gió, che đậy những loại máy móc phát sinh bụi
  • Cơ giới hóa sản xuất, không làm việc gắng sức, hô hấp tăng lên làm bụi xâm nhập vào phổi tăng

Biện pháp y tế

  • Kiểm tra môi trường lao động định kỳ
  • Tổ chức khám định kỳ hàng năm cho người lao động
  • Khám định kỳ 6 tháng một lần đối với nơi có hàm lượng SiO2 cao, công nhân làm sạch, phun cát đánh bóng, xay khoáng sản.

>> BỎ QUA SẼ HỐI TIẾC: Cách làm sạch phổi rẻ, an toàn và hiệu quả bất ngờ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *