Hen suyễn có di truyền không là thắc mắc của nhiều người bệnh, đặc biệt là các cặp vợ chồng bị hen, có tiền sử bị hen đang có dự định sinh con. Hãy tìm hiểu bài viết sau để có câu trả lời cho mình nhé!
Bệnh hen suyễn có di truyền không?
Hen suyễn xảy ra ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, tuy nhiên người có cơ địa dị ứng, quá mẫn cảm với phấn hoa, bụi nhà, khói bụi…. có khả năng mắc bệnh cao hơn. Ngoài ra, trẻ nhỏ, người già và phụ nữ có thai cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do hệ miễn dịch kém. Vậy hen suyễn có di truyền không?
Câu hỏi này được rất nhiều người quan tâm khi gia đình có tiền sử bị hen suyễn hoặc bản thân đang mắc bệnh. Hiện nay chưa có bất cứ nghiên cứu hoặc tài liệu chính thống nào nói về tính di truyền của hen suyễn.
Dựa vào những tác nhân gây bệnh, hen suyễn phụ thuộc vào cơ địa, độ mẫn cảm với những dị nguyên từ bên ngoài. Nhưng thực tế thì có gia đình các thành viên đều bị hen suyễn. Điều này khiến nhiều người lo lắng về tính chất di truyền của bệnh hen.
Giải thích cho điều này, bác sĩ Châu Thị Kim Điền cho biết, trong gia đình có bố mẹ bị hen suyễn thì con cái sinh ra sẽ có cơ địa dị ứng và nguy cơ mắc bệnh cao hơn người khác đến 33%. Tuy nhiên, cần lưu ý không phải ai có cơ địa dị ứng, quá mẫn cảm đều chắc chắn bị hen, mà chỉ một tỷ lệ nhất định trong số những người này phát bệnh hen.
Theo số liệu ước tính:
- 25% con sinh ra bị hen suyễn nếu có cha hoặc mẹ bị bệnh.
- 50% con sinh ra bị hen suyễn nếu cả cha và mẹ đều mắc bệnh.
- 10% con sinh ra bị hen suyễn nếu cả cha mẹ đều bình thường, không mắc bệnh hoặc có tiền sử bị hen.
Tỷ lệ ước tính trên không chính xác hoàn toàn.
Như vậy có thể thấy được hen suyễn là bệnh không có tính chất di truyền. Chỉ có thể khẳng định rằng những người trong gia đình có tiền sử mắc bệnh thì khả năng bị bệnh cao hơn so với người bình thường. Tuy nhiên cần có điều kiện thuận lợi là họ có cơ địa dị ứng và quá mẫn cảm với các dị nguyên gây hen.
Ngoài ra, cần chú ý nếu trong gia đình có người bị hen suyễn mà đột nhiên bạn cảm thấy cơ thể có sức đề kháng yếu dễ mắc các bệnh vặt, da xanh xao thì cần đến bệnh viện thăm khám vì rất có thể bạn đã bị hen suyễn.
Cách giảm thiểu nguy cơ mắc hen suyễn
Hen suyễn là bệnh không di truyền nhưng những thành viên trong gia đình có người bị hen lại có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường. Chính vì thế để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, các bác sĩ chuyên khoa khuyên áp dụng những biện pháp sau đây:
- Nếu cha hoặc mẹ, hoặc cả hai người cùng bị hen suyễn thì nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn trước khi có ý định sinh con.
- Tuyệt đối không uống rượu bia, đồ uống có cồn, có ga.
- Không hút thuốc lá, thuốc lào, tránh xa khói thuốc nhất là phụ nữ có thai.
- Phụ nữ mang thai cần phải đi khám và theo dõi sức khỏe định kỳ. Đặc biệt khi có dấu hiệu trở dạ thì cần phải đưa đến bệnh viện ngay lập tức vì cơn hen suyễn có thể xuất hiện đột ngột gây tử vong ở thai phụ và thai nhi.
- Cha mẹ bị hen và con cái trong gia đình cần phải tránh tiếp xúc với các tác nhân khiến cơn hen bùng phát như phấn hoa, nước hoa, lông chó mèo, khói bụi….
- Có lối sống khoa học, chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao vừa sức đều đặn.
- Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu kể cả mẹ đang bị hen suyễn.
- Cho bé đi khám bác sĩ từ sớm để phát hiện bệnh hen suyễn sớm, từ đó có định hướng điều trị sớm.
Trên đây là giải đáp hen suyễn có di truyền không. Hiện nay theo số liệu ước tính khoảng 5% dân số nước ta đang bị hen suyễn và con số này có thể còn tăng hơn trong thời gian tới. Chính vì thế, để giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh hoặc chung sống yên bình với căn bệnh này tốt nhất hãy tuân thủ đúng theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa.
>> XEM NGAY: Hen suyễn ở trẻ sơ sinh dấu hiệu nhận biết và cách điều trị