Viêm phổi tụ cầu: Triệu chứng và cách phòng ngừa hiệu quả

Viêm phổi tụ cầu do tụ cầu vàng gây ra, thường xảy ra ở trẻ dưới 1 tuổi. Bệnh diễn tiến nặng, điều trị khó khăn, phức tạp, dễ gây ra biến chứng nguy hiểm, gây tử vong ở người bệnh. Tham khảo một số thông tin cần biết về căn bệnh này như nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa như thế nào trong bài viết này nhé!

Nguyên nhân gây bệnh

Tụ cầu khuẩn là nguyên nhân gây bệnh. Đây là loại vi khuẩn gram (+), dễ sinh sôi và phát triển trong môi trường bình thường, các khuẩn lạc trắng hoặc có màu.

Các tiêu chuẩn xác định khả năng gây bệnh của tụ cầu khuẩn gồm: Khả năng sản xuất hemolysin, men coagulase, làm lên men manitol trong môi trường Chapmann, trên geloza nhuộm Cristial violet lạc khuẩn tụ cầu vòng tím, còn không có khả năng gây bệnh màu trắng.

viem-phoi-tu-cau
Tụ cầu khuẩn gây viêm phổi do tụ cầu

Tụ cầu khuẩn có đặc tính lây lan, có nhiều độc tố và các men. Vì thế, đây là loại vi khuẩn cực kỳ nguy hiểm, chúng gây ra tổn thương hoại tử nhu mô phổi, hình thành bóng hơi. Từ đó gây ra các biến chứng tràn khí, tràn mủ màng phổi, dễ kháng thuốc nên rất khó điều trị, quá trình điều trị cũng rất phức tạp.

Nguy cơ bị viêm phổi do tụ cầu:

  • Điều kiện sống nghèo khổ, môi trường sống ô nhiễm, vệ sinh kém
  • Dùng kháng sinh bừa bãi không theo chỉ định của bác sĩ
  • Nằm viện lâu ngày
  • Người bị cúm, suy giảm miễn dịch

Triệu chứng viêm phổi tụ cầu điển hình

Ở giai đoạn khởi phát triệu chứng bệnh kín đáo nên thường dễ bị bỏ qua. Người bệnh thường chán ăn, sốt nhẹ, giảm cân, rối loạn tiêu hóa và thỉnh thoảng ho.

Giai đoạn toàn phát bệnh diễn biến nhanh, nặng nề với các triệu chứng:

  • Sốt cao, li bì, mệt mỏi, môi khô, da xanh tái, vật vã khó chịu
  • Khó thở, ho, thở phập phồng, thở nhanh và nông 60 – 80 lần/phút
  • Co rút lồng ngực
  • Môi, đầu chi tím tái, da xanh nhợt nhạt
  • Nghe phổi có ran ngáy, ran rít, ran ẩm, rì rào phế nang giảm
  • Gõ phổi phát hiện vùng đục nhẹ hoặc có phản ứng màng phổi
  • Nôn trớ, tiêu chảy, chướng bụng
  • Có thể xuất hiện tràn khí, tràn mủ màng phổi, áp xe phổi rồi xuất hiện bóng hơi tụ cầu.

>> TÌM HIỂU THÊM: Các triệu chứng viêm phổi dễ gây nhầm lẫn

Quan sát hình ảnh X-quang phổi thấy: Có nốt mờ, nốt mờ không đồng đều, chỗ mờ chỗ sáng xen kẽ nhau theo kiểu tổ ong. Có nhiều bóng hơi nhỏ sau tiến triển lớn hơn thành hình tròn hoặc bầu dục có bờ mỏng rõ rệt.

Khi thực hiện xét nghiệm máu: Lượng bạch cầu tăng cao, bạch cầu đoạn trung tính tăng. Cấy máu có thể quan sát được tụ cầu vàng gây bệnh.

Hình ảnh CT scan viêm phổi tụ cầu
Hình ảnh CT scan viêm phổi tụ cầu

Viêm phổi tụ cầu có lây không?

Nguyên nhân gây bệnh do tụ cầu nên bệnh hoàn toàn có thể lây nhiễm từ người sang người và phát triển thành dịch bệnh, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ đang bú mẹ.

Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ ổ nhiễm khuẩn mụn nhọt ngoài da, tai mũi họng của người bệnh sang. Hoặc có thể lây gián tiếp qua người khác như nhân viên y tế khi chăm sóc người bệnh bị nhiễm khuẩn da, rốn, tai mũi họng.

Dù viêm phổi tụ cầu lây nhiễm trực tiếp hay gián tiếp thì sẽ thứ phát sau khi một ổ nhiễm khuẩn ban đầu khi trú ở niêm mạc, da, đường hô hấp trên. Từ ổ nhiễm khuẩn ban đầu dần lây lan đến phổi qua đường máu hoặc phế quản.

Điều trị bệnh viêm phổi tụ cầu

Nguyên tắc là chống nhiễm khuẩn, điều trị biến chứng và điều trị hỗ trợ. Cụ thể như sau:

Chống nhiễm khuẩn

Tụ cầu khuẩn có độc lực rất cao và khả năng kháng thuốc kháng sinh cực mạnh. Do đó, lựa chọn loại kháng sinh để trị bệnh là vô cùng quan trọng. Các bác sĩ chuyên khoa hô hấp thường kê đơn kết hợp hai loại kháng sinh sau:

  • Penicillin và gentamicin.
  • Oxacilin (trường hợp dị ứng penicillin) kết hợp cùng với gentamicin/kanamycin.
  • Methicillin kết hợp với thuốc gentamicin.
  • Cephalosporin kết hợp với thuốc kanamycin.

Để đạt hiệu quả tốt nhất thì cần dựa vào kết quả kháng sinh đồ để sử dụng loại kháng sinh phù hợp, đem lại hiệu quả tốt nhất.

Liều lượng thuốc được kê như sau:

Loại kháng sinh Liều lượng áp dụng cho 1kg cơ thể
Trẻ em Sơ sinh Sơ sinh đẻ non
Penicillin

Cefaloridin

Gentamicin

Lincomycin

Oxacilin

Ampicillin

Cefalotin

Kanamycin

Methicillin

200000 đơn vị – 300000UI

30 – 50mg

6mg

20 – 30mg

100 – 200mg

200 – 400mg

60 – 150mg

15 – 30mg

150 – 300mg

100000 đơn vị – 200000UI

30 – 50mg

4mg

20 – 30mg

100 – 150mg

100 – 200mg

50 – 100mg

10 – 15mg

100mg

100000 đơn vị – 200000UI

15 – 30mg

2,5mg

10mg

50mg

50 – 100mg

50 – 100mg

10 – 15mg

100mg

 

Thời gian điều trị bệnh trung bình là 30 ngày. Mỗi một đợt điều trị của từng loại kháng sinh kéo dài từ 7 – 10 ngày sau đó đổi loại kháng sinh. Nếu loại kháng sinh đang sử dụng có tác dụng tốt thì có thể kéo dài hơn theo chỉ định.

Khi khỏi hẳn các triệu chứng nhiễm khuẩn như hết ổ mủ, hết sốt… thì ngừng sử dụng kháng sinh

Không sử dụng thuốc kháng sinh khi quan sát hình ảnh X-quang chỉ còn bóng hơi hay dày dính màng phổi.

Điều trị các biến chứng bệnh

Hai biến chứng điển hình do viêm phổi tụ cầu gây ra là tràn mủ và tràn khí màng phổi.

Điều trị tràn mủ màng phổi

Chọc hút màng phổi nếu mủ ít

Mở màng phổi, dẫn lưu hút thường xuyên nếu như mủ nhiều hoặc đặc. Sau 7 – 10 ngày ống dẫn lưu được rút ra, để lâu sẽ dễ bị nhiễm khuẩn.

Thực hiện xoa bóp, tập thở và vật lý trị liệu chống dính

Đặt nội khí quản và thông khí hỗ trợ nếu như phổi không giãn nở tốt.

Nhập viện muộn, chữa trị không triệt để, mủ đặc, vách ngăn tiến triển kéo dài, khi đã thực hiện mở màng phổi tối thiểu nhưng không có hiệu quả thì sẽ tiến hành mở lồng ngực và bóc tách.

Tràn khí màng phổi

Sử dụng kim thường hoặc kim to có thông nòng chọc khoang liên sườn 2, 3 hoặc 3, 4 đường nách trước trong trường hợp bị tràn khí màng phổi hoặc bóng hơi quá to gây chèn ép.

Điều trị hỗ trợ

Các biện pháp điều trị hỗ trợ viêm phổi tụ cầu khác gồm:

  • Thở oxy khi bị suy hô hấp
  • Sốt cao, vật vã, li bì có thể dùng thuốc giảm sốt, an thần như seduxen, gardenal
  • Dùng thuốc trợ tim như digoxin, digitalis nếu có dấu hiệu trụy mạch nhất, suy tim
  • Duy trì chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng hàng ngày.

Qua những thông tin trên có thể thấy bệnh viêm phổi tụ cầu là bệnh rất nguy hiểm, gây tử vong cao ở người bệnh nếu như không được phát hiện sớm và có phương pháp chữa trị đúng, hiệu quả.

>> GIẢI ĐÁP: Viêm phổi virus là gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *