Viêm phổi mycoplasma: Triệu chứng, biến chứng, điều trị và phòng ngừa

Viêm phổi mycoplasma là bệnh nguy hiểm, có thể gây tử vong ở người bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ. Chính vì vậy cần phải nhận biết được các triệu chứng, biện pháp điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Viêm phổi Mycoplasma là gì?

Viêm phổi Mycoplasma (MP) là bệnh nhiễm trùng hô hấp gây ra bởi vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae. Khi mắc bệnh, cả trong và ngoài phổi đều bị tổn thương gây ra nhiều bệnh hô hấp.

Bệnh có các triệu chứng dấu hiệu nhận biết gần giống với cảm cúm nên dễ bị nhầm lẫn, khó phát hiện, vì thế được coi là bệnh viêm phổi không điển hình.

Đây là bệnh diễn ra quanh năm ở tất cả mọi người nhưng ở trẻ em là phổ biến hơn cả.

viem-phoi-mycoplasma
Vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae

Triệu chứng

Khi nhiễm khuẩn Mycoplasma pneumonica thời gian ủ bệnh thường từ 2 – 3 tuần. Sau đó bệnh sẽ khởi phát, biểu hiện ra bên ngoài qua các triệu chứng sau:

  • Ho khan
  • Đau đầu
  • Sốt
  • Tức ngực
  • Ớn lạnh
  • Thở nhanh
  • Ra mồ hôi nhiều
  • Viêm họng, nôn
  • Chán ăn
  • Tiêu chảy
  • Phát ban

>> Triệu chứng viêm phổi bình thường có khác gì so với viêm phổi do Mycoplasma?

Biến chứng bệnh gây ra

Đây là bệnh cực kỳ nguy hiểm có thể gây ra các biến chứng sau:

  • Viêm phổi nặng kéo dài
  • Đau cơ khớp, viêm đa khớp
  • Viêm tủy, viêm màng não
  • Viêm màng tim, cơ tim, thiếu màu
  • Các bệnh về thận
  • Suy hô hấp, tử vong

Chính vì thế, khi thấy xuất hiện các triệu chứng, kéo dài không thuyên giảm thì cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, điều trị kịp thời, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Nguyên nhân gây bệnh

Vi khuẩn Mycoplasma pneumonia là nguyên nhân gây bệnh. Bệnh xảy ra khi không may hít phải các hạt nước nhỏ li ti phát tán trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi.

Một số người có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi Mycoplasma cao hơn người khác gồm:

  • Người < 40 tuổi
  • Trẻ em
  • Người có hệ miễn dịch suy yếu
  • Sống ở môi trường ô nhiễm khói thuốc, không khí
  • Làm việc, sinh hoạt ở nơi đông người

Chẩn đoán viêm phổi MP

Bệnh thường khó phân biệt được với các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp khác do virus và vi khuẩn. Chỉ có thể tiến hành chẩn đoán khi bệnh kéo dài và các triệu chứng ngoài phổi khác. Các biện pháp chẩn đoán:

  • Tiền sử bệnh lý, tiến hành kiểm tra sức khỏe, theo dõi triệu chứng
  • Chụp X-quang, CT scan: Phát hiện tổn thương phổi
  • Xét nghiệm máu: Xác định lượng bạch cầu giảm hay tăng
  • Nội soi phế quản: Xác đinh tổn thương và mức độ
  • Nước bọt: Tìm vi khuẩn trong nước bọt
  • Nuôi cấy mô đờm
  • Sinh thiết mở phổi: Kiểm tra phổi xác định chính xác tổn thương để có chẩn đoán chính xác về mức độ nhiễm khuẩn
  • Ho kéo dài dùng kháng sinh nhóm beta lactamine không thuyên giảm
Hình ảnh CT scan viêm phổi mycoplasma
Hình ảnh CT scan viêm phổi mycoplasma

Điều trị viêm phổi Mycoplasma

Quá trình điều trị viêm phổi do mycoplasma bao gồm:

Dùng kháng sinh

Các loại thuốc thường dùng:

  • Kháng sinh nhóm Macrolide chẳng hạn như azythromycin, rocithromycin, erythromycin, clarithromycin, chloramphenicol, quinolone, tetracycline, aminoglycoside.
  • Thuốc acetaminophen hoặc thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như naproxen, ibuprofen
  • Sử dụng aspirin, tuyệt đối không dùng cho trẻ nhỏ do có thể gây hội chứng hiếm gặp Reye, gây tử vong

Uống nhiều nước, nghỉ ngơi nhiều, tránh làm việc quá sức, việc nặng sau 2 tuần chữa trị

Nếu áp dụng các biện pháp trên nhưng bệnh không thuyên giảm hãy nhanh chóng đến bệnh viện để điều trị nội trú bằng tiêm kháng sinh, thở oxy.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Để hạn chế bệnh diễn tiến nặng hơn thì người bệnh cần áp dụng các biện pháp:

  • Uống nhiều nước đủ 2 lít/ngày, mặc quần áo rộng rãi, thoải mái
  • Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý ngừng sử dụng khi thấy triệu chứng bệnh thuyên giảm
  • Không hút thuốc, tránh khói thuốc, khói bụi
  • Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng
  • Nghỉ ngơi nhiều, tránh gắng sức hoặc lao động nặng khi đang điều trị và quá trình phục hồi.
Người bệnh cần nghỉ ngơi nhiều để bệnh nhanh khỏi
Người bệnh cần nghỉ ngơi nhiều để bệnh nhanh khỏi

Phòng ngừa viêm phổi Mycoplasma

Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh là áp dụng các biện pháp sau đây:

  • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, phòng ngừa lây nhiễm
  • Giữ ấm cơ thể
  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ
  • Rửa tay thường xuyên, vệ sinh thân thể mỗi ngày để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập
  • Tránh đến nơi đông người, môi trường ô nhiễm, nơi đang có dịch bệnh
  • Không hút thuốc, uống rượu
  • Có chế độ dinh dưỡng và luyện tập khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng
  • Quan trọng nhất là tiêm chích ngừa cúm hàng năm.

Trên đây là thông tin về viêm phổi Mycoplasma, hi vọng những thông tin này giúp bạn đọc hiểu hơn về căn bệnh này. Từ đó có biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi căn bệnh nguy hiểm mang tên viêm phổi Mycoplasma nhé!

>> TIN LIÊN QUAN: Viêm phổi tụ cầu và những biến chứng nguy hiểm cần biết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *