Viêm tiểu phế quản là bệnh nhiễm trùng phổi thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ từ 2 – 6 tháng tuổi. Bệnh gây viêm và tắc nghẽn tiểu phế quản của phổi. Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn viêm tiểu phế quản là gì, bao lâu khỏi và phác đồ điều trị như thế nào nhé!
Viêm tiểu phế quản là gì?
Viêm tiểu phế quản (VTPQ) hay viêm cuống phổi có tên tiếng anh là bronchiolitis. Đây là bệnh cấp tính các phế quản nhỏ (tiểu phế quản) có đường kính nhỏ hơn 2mm. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt từ trẻ từ 2 – 6 tháng tuổi. Viêm tiểu phế quản cấp j21 có triệu chứng đặc trưng là thở nhanh, khò khè và ho. Bệnh viêm tiểu phế quản và viêm phế quản thường bùng phát vào mùa đông.
Theo con số ước tính, có đến 90% trẻ bị viêm tiểu phế quản trong 2 năm đầu đời và 45% người lớn bị bệnh nếu trong gia đình có 1 bé mắc bệnh.
Bệnh thường xảy ra ở bé trai, tỷ lệ mắc bệnh nam/nữ là 1,5/1.
Ở bệnh viện Nhi đồng 1 và 2, những con số thống kê đã cho thấy tỷ lệ viêm tiểu phế quản/bệnh về hô hấp: Chiếm 30 – 35%.
Nguyên nhân viêm tiểu phế quản
Bệnh viêm tiểu phế quản xảy ra khi tiểu phế quản bị một loại virus lây nhiễm nào đó xâm nhập vào. Nhiễm trùng khiến các tiểu phế quản bị sưng viêm và tăng chất nhầy trong lòng phế quản gây tắc nghẽn khiến không khí lưu thông ra, vào phổi khó khăn hơn.
- Đa số các trường hợp bị viêm tiểu phế quản là do virus hợp bào hô hấp (RSV) gây ra (chiếm 30 – 50%).
- Còn lại là do virus khác: Virus cúm, á cúm, virus cảm lạnh thông thường, adenovirus và rhinovirus.
Trẻ sơ sinh có thể bị tái nhiễm RSV vì có ít nhất 2 chủng.
Yếu tố nguy cơ trẻ bị viêm tiểu phế quản nặng:
- Trẻ dưới 3 tháng tuổi, sinh non dưới 36 tuần, cân nặng khi sinh thấp dưới 2,5kg.
- Mắc bệnh tim bẩm sinh, có tăng áp lực động mạch phổi
- Suy dinh dưỡng nặng
- Suy giảm hệ thống miễn dịch
- Bệnh phổi mãn tính (loạn sản phổi)
Phân loại viêm tiểu phế quản
- Nhẹ: SpO2 >95%, nhịp thở và nhịp tim bình thường, co kéo nhẹ cơ hô hấp phụ và ăn tốt.
- Vừa (trung bình): SpO2 92–95%, tăng nhịp thở và nhịp tim, co kéo cơ hô hấp phụ mức độ trung bình/đáng kể, cánh mũi phập phồng, thở rên, ăn kém, có dấu hiệu mất nước nhẹ.
- Nặng: SpO2 <92%, nhịp thở và nhịp tim tăng nhanh đáng kể, co kéo cơ hô hấp phụ mạnh/kiệt sức, cơn ngừng thở, bỏ ăn và mất nước.
- Rất nặng: Tím tái, thở yếu.
Biểu hiện triệu chứng viêm tiểu phế quản
Ở giai đoạn đầu, triệu chứng dấu hiệu viêm tiểu phế quản tương tự như bị cảm lạnh, gồm:
- Nghẹt mũi, sổ mũi
- Ho
- Sốt nhẹ hoặc không sốt
- Thở nhẹ, thở khò khè
- Lồng ngực căng phồng, nghe phổi có tiếng ran, rít, ẩm, ngáy
- Nhiều trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa
Như vậy, trẻ bị viêm tiểu phế quản sổ mũi, sốt hoặc không sốt, ho nhiều. Trường hợp viêm tiểu phế quản bít tắc trẻ thường bị khó thở.
>> BẠN ĐĂNG BĂN KHOĂN: Viêm phế quản là gì? Có phải là viêm tiểu phế quản?
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Trẻ chán ăn, đặc biệt trẻ dưới 12 tuần tuổi, hoặc sinh non, mắc bệnh tim phổi. Nếu có các biểu hiện sau thì cần phải nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám:
- Nôn mửa
- Thở khò khè
- Thở nông, nhịp thở nhanh > 60 lần/phút
- Chậm chạp, lờ đờ, thờ ơ
- Có dấu hiệu bị rút lõm lồng ngực khi hít vào
- Thở quá nhanh khi ăn uống
- Móng tay, môi bị tím tái
Xét nghiệm chẩn đoán viêm tiểu phế quản
- X-quang phổi: Hình ảnh khí phế thũng, phổi sáng hơn bình thường, quá sáng, ứ khí, xẹp phổi từng vùng.
- Xét nghiệm công thức máu: Bạch cầu bình thường, giảm hoặc tăng bạch cầu lympho.
- Khí máu (thể nặng): SaO2 < 92%, PaO2 < 60 mmHg và PaCO2 tăng.
- Kỹ thuật PCR hoặc test nhanh (thể nặng): Phân lập được virus trong những ngày đầu bị viêm tiểu phế quản bằng dịch mũi họng hoặc dịch nội khí quản.
Viêm tiểu phế quản có tự khỏi được không?
Bệnh hoàn toàn không thể tự khỏi mà cần phải có biện pháp chăm sóc và điều trị đúng cách. Nếu không bệnh sẽ tiến triển nặng hơn ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh và việc điều trị cũng trở nên khó khăn hơn.
Bé bị viêm tiểu phế quản bao lâu thì khỏi?
Viêm tiểu phế quản bao lâu thì khỏi hay nhiễm virus rsv bao lâu thì khỏi là thắc mắc của nhiều người. Theo các chuyên gia hô hấp hàng đầu cho biết, viêm tiểu phế quản ở trẻ thường kéo dài trong khoảng 7 ngày. Các triệu chứng bệnh sẽ giảm dần trong 2 tuần. Thông thường, nếu bệnh nhẹ được điều trị và chăm sóc tại nhà sẽ khỏi trong khoảng 2 tuần.
Trường hợp trẻ bị viêm tiểu phế quản mãi không khỏi, kéo dài trong nhiều tuần, tiến triển nặng hơn thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để được khám chữa kịp thời.
Phác đồ điều trị viêm tiểu phế quản
Nguyên tắc điều trị: Điều trị triệu chứng dấu hiệu bệnh, cung cấp đủ nước, điện giải, dinh dưỡng và đảm bảo đủ lượng oxy cần thiết.
Chỉ định nhập viện
- Trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi
- Có các yếu tố nguy cơ
- Thở rút lõm lồng ngực, thở nhanh
- Có triệu chứng dấu hiệu nguy hiểm: Da tím tái, bú kém, bỏ bú (trẻ < 2 tháng tuổi), không uống được (trẻ > 2 tháng tuổi), li bì, co giật và suy dinh dưỡng nặng.
- Mất nước
Điều trị cụ thể
Quá trình điều trị viêm tiểu phế quản phụ thuộc vào mức độ bệnh. Cụ thể như sau:
Thể nhẹ
Điều trị tại nhà
- Ăn uống đầy đủ, nên chia nhỏ bữa ăn, cho trẻ uống nhiều nước
- Vệ sinh mũi họng sạch sẽ bằng nước muối sinh lý
- Hạ sốt
- Theo dõi phát hiện những dấu hiệu bất thường cần nhập viện và tái khám sau 2 ngày điều trị tại nhà.
Thể trung bình
Điều trị tại bệnh viện khi trẻ ăn kém và cần thở oxy
- Thở oxy duy trì SpO2 >92%: Trẻ < 3 tháng tuổi có dấu hiệu gắng sức khi thở, bão hòa oxy giảm khi bú hoặc bão hòa oxy < 90 – 92%.
- Cho bé ăn uống đầy đủ và chia nhỏ bữa ăn.
- Chỉ định nuôi ăn qua sonde dạ dày nếu:
- Trẻ thở nhanh: > 70 – 80 lần/phút
- Nôn mửa liên tục khi ăn uống bằng đường miệng
- Khi trẻ ăn, bú mà SpO2 < 90% dù thở oxygen.
- Kém phối hợp những động tác nuốt, mút, hô hấp.
- Vệ sinh mũi họng sạch sẽ bằng nước muối sinh lý
- Khí dung Ventolin (Salbutamol) 0.15 mg/kg/lần, thực hiện khí dung 2 lần và mỗi lần cách nhau 20 phút. Đánh giá lại sau 1 tiếng.
- Nếu đáp ứng: Dùng tiếp khí dung mỗi lần cách nhau 4 – 6 giờ đến khi hết dấu hiệu suy hô hấp.
- Nếu không đáp ứng: Không dùng tiếp.
- Truyền dịch khi trẻ có biểu hiện mất nước.
- Nước muối ưu trương 3%: Dùng cho trẻ khò khè lần đầu và không đáp ứng thuốc giãn phế quản.
Thể nặng
Điều trị tại bệnh viện và theo dõi tại phòng cấp cứu
- Thở oxy
- Truyền dịch cho trẻ khi có dấu hiệu mất nước
- Khí dung liều lượng như trường hợp thể trung bình. Cần lưu ý: Trẻ thở nhanh > 70 lần/phút, SpO2 < 92% thì cần dùng khí dung Salbutamol có oxy (6 lít/phút).
- Thuốc kháng sinh nếu có bội nhiễm.
- Thuốc Corticoid chỉ dùng khi trẻ có nghi ngờ hen suyễn hoặc suy hô hấp. Liều lượng: Methylprednisolon 1-2 mg/kg/ngày hoặc Prednisolon 1-2 mg/kg/ngày (3- 5 ngày).
- Điều chỉnh thăng bằng toan kiềm nếu Spo2 nhỏ hơn 90% và khí máu PaCO2 tăng cao trên 70 mmHg. Cân nhắc đặt nội khí quản và thở máy.
Thể rất nặng
Điều trị tại bệnh viện chuyên điều trị tích cực
- Theo dõi nghiêm ngặt các yếu tố: Nhịp thở, mạch và độ bão hòa oxy
- Kiểm tra khí máu
- Truyền dịch
- Thở CPAP hoặc thở máy
- Khí dung
Viêm tiểu phế quản uống thuốc gì?
Nguyên nhân gây bệnh là do virus hợp bào hô hấp RSV, chính vì thế, viêm tiểu phế quản có cần uống kháng sinh không câu trả lời là không. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh. Thuốc kháng sinh chỉ sử dụng khi:
- Trẻ có biểu hiện bội nhiễm:
- X-quang phổi có đám mờ
- Nghe phổi có ran ẩm rải rác
- Tăng bạch cầu trung tính
- Trẻ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng: Thở máy, đặt nội khí quản
- Cấy dịch để tìm vi khuẩn và kháng sinh đồ
Các loại kháng sinh được sử dụng
Lựa chọn một trong những các kháng sinh sau, có thể kháng sinh đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch:
- Amoxicillin: 50- 100mg/kg/24 giờ, chia thành 2 lần
- Ampicillin: 50- 100mg/kg/24 giờ, chia thành 2 lần
- Amoxicillin + Clavulanic (Augmentin): 50-100mg/kg/24 giờ, chia thành 2 lần
- Ampicillin + Sulbactam (Unasyn): 50-100mg/kg/24 giờ, chia thành 2 lần
- Cefuroxim 750mg (Zinacef): 50-100mg/kg/24 giờ, chia thành 2 lần
Dùng nhóm Macrolid thay thế nếu bé bị dị ứng với nhóm Beta-lactam:
- Azithromycin: 10 – 15mg/kg/24 giờ và uống 1 lần khi đói.
- Erythromycin: 50mg/kg/24 giờ, chia thành 2 lần và uống khi đói
- Clarithromycin: 15mg/kg/24 giờ, đường uống, chia thành 2 lần.
Thời gian điều trị dùng thuốc kháng sinh: 7 – 10 ngày.
Chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản
- Để trẻ nằm ở tư thế đúng: Đầu cao.
- Áp dụng vật lý trị liệu hô hấp: Không cần chỉ định một cách thường quy, chủ yếu khi trẻ có biến chứng xẹp phổi.
- Cho bé ăn đồ ăn loãng, chia nhỏ thành nhiều bữa ăn.
- Hút đờm dãi cho bé.
- Vỗ rung lồng ngực, dẫn lưu tư thế.
- Theo dõi sát sao mạch, nhịp thở, nhiệt độ, bão hòa oxy.
Viêm tiểu phế quản nên kiêng ăn gì, nên ăn gì?
- Trẻ bị viêm tiểu phế quản nên ăn: Bí mẹ đến khi 24 tháng tổi, ăn đồ luộc, hấp, nhiều hoa quả, rau xanh tươi như quả mọng, cà rốt, dâu tây, rau có màu xanh đậm, bột mì, sữa chua…
- Viêm tiểu phế quản kiêng ăn: Đồ ăn quá mặn, nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ ăn nhanh như gà rán, khoai tây chiên, xúc xích, đường tinh chế, hoa quả chua chát như mơ, mận..
Dự phòng viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ
Hiện nay chưa có loại vacxin đặc hiệu nào cho các căn nguyên virus. Cách tốt nhất để phòng ngừa là:
- Rửa tay thường xuyên trước khi chạm vào trẻ khi người chăm sóc bị cảm lạnh, cúm hoặc bệnh hô hấp khác. Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với trẻ.
- Hạn chế cho bé tiếp xúc với người bệnh.
- Tiêm chủng theo lịch: Tiêm phòng cúm hàng năm cho trẻ trên 6 tháng tuổi.
- Cho bé bú mẹ đầy đủ.
- Cho trẻ sinh non, trẻ có hệ thống miễn dịch suy giảm dùng thuốc palivizumab (Synagis) để giảm khả năng nhiễm RSV.
Viêm tiểu phế quản và cách chữa hữu hiệu nhất
Bên cạnh các phương pháp Tây y, người bệnh có thể điều trị chứng viêm tiểu phế quản bằng các bài thuốc Đông y an toàn và lành tính. Hiện nay, một trong những bài thuốc được nhiều người bệnh tin tưởng nhất phải kể đến Cao Bổ Phế (chỉ dành cho trẻ >5 tuổi) Tâm Minh Đường. Tuy không tác dụng ngay tức khắc như thuốc Tây nhưng bài thuốc mang đến hiệu quả bền vững và đặc biệt an toàn với mọi đối tượng.
Cao Bổ Phế giải quyết dứt điểm chứng viêm tiểu phế quản dựa trên nguyên tắc điều trị triệu chứng đồng thời củng cố sức mạnh cho lục phủ ngũ tạng, ngăn ngừa tái phát. Thành phần của Cao Bổ Phế là sự kết tinh của 8 loại dược liệu trong một “Tỷ lệ vàng” – phù hợp nhất với cơ địa của người Việt hiện đại. Mỗi một vị thuốc đảm nhận một công năng riêng, khi kết hợp với nhau đúng cách sẽ tăng thêm hiệu quả điều trị lên gấp nhiều lần.
Ngoài ra, công thức truyền thống bào chế thảo dược tươi thành dạng cao đặc nguyên chất cũng là một trong những yếu tố giúp tăng hiệu quả điều trị viêm tiểu phế quản. Trong một chương trình tư vấn sức khỏe, BS.CKI Hoàng Thị Lan Hương đã chia sẻ những kiến thức tại sao thuốc ở dạng cao lại tốt nhất cho người bệnh. Bạn đọc quan tâm có thể xem thêm tại video ngắn sau:
(Bao bì sản phẩm thay đổi nhưng chất lượng không thay đổi)
Khi sử dụng hết liệu trình Cao Bổ Phế theo hướng dẫn của thầy thuốc, người bệnh sẽ thấy triệu chứng viêm tiểu phế quản tiến triển rõ rệt theo từng ngày như sau:
- 3-5 ngày đầu: Giảm ngứa, giảm ho, hạn chế tình trạng nghẹt mũi, nôn mửa 50%.
- 10 – 15 ngày tiếp: Giải quyết triệt để các triệu chứng thở khò khè, ngực căng phồng, ho…
- Sau 1 tháng: Dứt điểm hoàn toàn triệu chứng, bồi bổ tạng phế, ngăn ngừa tái phát.
Bạn đọc có gì thắc mắc không?
Hãy “chat cùng bác sĩ” để lắng nghe tư vấn từ chuyên gia
Những thành công của Cao Bổ Phế đã góp phần giúp Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường nhận được bằng khen và cúp vàng “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng” trong năm 2018 do người tiêu dùng bình chọn.
Độc giả quan tâm có thể tìm hiểu kỹ càng hơn về sản phẩm Cao Bổ Phế qua video ngắn sau:
(Bao bì sản phẩm thay đổi nhưng chất lượng không thay đổi)
Bạn cần bác sĩ trực tiếp tư vấn cho trường hợp của mình?
Bấm vào đây để liên hệ ngay!
Theo yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ để tiện liên hệ:
Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – HN
Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ
Hotline: 0983.34.0246
Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. HCM
Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ
Điện thoại: 0903.87.64.37