Viêm tiểu phế quản bội nhiễm rất dễ xảy ra ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bệnh gây viêm nhiễm niêm mạc phế quản. Nguyên nhân do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Để hiểu rõ hơn viêm tiểu phế quản bội nhiễm là gì, có nguy hiểm không, cách điều trị, phòng ngừa như thế nào, cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Viêm tiểu phế quản bội nhiễm là gì?
Hay nhiễm virus bội nhiễm là gì? Bội nhiễm là tình trạng trước đó đã bị nhiễm trùng bởi một loại virus, vi khuẩn rồi, sau đó lại bị nhiễm trùng mới bởi một loại vi khuẩn, virus khác. Việc điều trị sẽ gặp khó khăn hơn nếu như virus, vi khuẩn gây bội nhiễm có khả năng kháng thuốc người bệnh sử dụng trước đó.
Viêm tiểu phế quản nguyên nhân chính 90% do virus và 10% di vi khuẩn. Do đó, nếu không chữa trị thì vi khuẩn có thể xâm nhập vào đường hô hấp gây viêm tiểu phế quản bội nhiễm.
Nguyên nhân
Những loại vi khuẩn gây bội nhiễm điển hình gồm: Moraxella catarrhalis, phế cầu, liên cầu, Heamophilus influenzae…
Triệu chứng
- Ho, ho khan, ho có đờm
- Sốt
- Đau đầu
- Mệt mỏi
- Khò khè
- Đau rát họng
Triệu chứng viêm tiểu phế quản nguy hiểm, cha mẹ cần phải cho bé đi khám ngay lập tức:
- Thở nhanh: > 60 lần/phút
- Nôn ói
- Hôn mê
- Khó thở, rút lõm lồng ngực khi thở
- Thở khò khè nặng
- Mệt mỏi, xanh xao
- Không thể uống nước do thở gấp
- Mệt mỏi
Biến chứng viêm tiểu phế quản bội nhiễm
Bất cứ bệnh lý nào khi xảy ra tình trạng bội nhiễm đều nguy hiểm. Như vậy, viêm tiểu phế quản bội nhiễm là bệnh nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng trầm trọng nếu không được điều trị sớm và đúng cách.
- Ngừng hô hấp: Thường xảy ra ở trẻ sinh non, trẻ < 44 tuần tuổi bị viêm tiểu phế quản cấp. Biến chứng này thường nhẹ, diễn ra trong thời gian ngắn nên có thể không được phát hiện.
- Tràn khí màng phổi, tràn khí trung thấp: Hiếm gặp, 0 – 6% trẻ mắc bệnh.
- Xẹp phổi: Biến chứng phổ biến, có 62 – 100% trẻ bị viêm tiểu bội nhiễm nặng gặp phải, điển hình trẻ < 3 tháng tuổi.
- Co giật: Do bị thiếu oxy hoặc bệnh về não do virus RVS xâm nhập.
- Mất nước: Xảy ra ở giai đoạn đầu, sau trẻ có thể bị rối loạn tuần hoàn.
- Rối loạn nhịp tim: Tim đập nhanh.
- Tử vong: Theo thống kê, có đến 79% ca bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm ở trẻ < 12 tháng tuổi bị tử vong. Ở trẻ lớn hơn chức năng tim phổi bị suy giảm, diễn tiến bệnh nhanh có thể gây tử vong.
Đa số trẻ bị viêm tiểu phế quản bội nhiễm có thể khỏi hoàn toàn không để lại di chứng. Tuy nhiên, ở một số trẻ có thể gặp phải các biến chứng lâu dài:
- Khò khè tái phát liên tục đến 5 tuổi chiếm 40%. Nhưng cũng có 10% trẻ > 5 tuổi vẫn bị khò khè tái phát.
- Hen phế quản: 30% trẻ bị viêm tiểu phế quản bội nhiễm.
Như vậy, có thể thấy viêm tiểu phế quản bội nhiễm là bệnh nguy hiểm cần có biện pháp điều trị sớm và kịp thời.
Điều trị viêm tiểu phế quản bội nhiễm ở trẻ sơ sinh
Mặc dù là bệnh nguy hiểm nhưng viêm tiểu phế quản bội nhiễm hoàn toàn có thể được đẩy lùi nếu có biện pháp điều trị đúng và kịp thời.
Kháng sinh
Thuốc kháng sinh là loại thuốc đặc hiệu trị nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Nhưng để dùng loại phù hợp thì bác sĩ tiến hành làm kháng sinh đồ, nuôi cấy dịch hô hấp để xác định loại vi khuẩn.
Khi chưa có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm lâm sàng, mức độ nghiêm trọng, dịch tễ và độ tuổi.
Thời gian dùng kháng sinh: Đối với vi khuẩn gây nhiễm trùng điển hình thời gian từ 7 – 10 ngày. Trường hợp vi khuẩn không điển hình, thời gian có thể lên đến 14 ngày.
Những loại thường dùng:
- Nhóm Penicillin: Penicillin, Ampicillin, Amoxicillin, Oxacillin
- Kháng sinh nhóm Cephalosporin: Cefadroxil, Cefalexin, Cefaclor
- Nhóm Quinolone: Ciprofloxacin, Levofloxacin, Moxifloxacin
- Nhóm macrolide: Roxithromycin, Arithromycin, Erythromycin
- Kháng sinh phối hợp: A. Clavalanic và Amoxicillin, Ampicillin và Sulbactam
Thuốc kháng sinh thường dễ gây ra các tác dụng phụ nên cần phải tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Nếu có bất cứ biểu hiện khác thường khi dùng kháng sinh cần liên hệ ngay với bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Thuốc điều trị triệu chứng
Được bác sĩ kê toa theo triệu chứng lâm sàng của từng trường hợp mắc viêm tiểu phế quản bội nhiễm. Những loại thuốc thường dùng gồm:
- Thuốc hạ sốt: Dùng Acetaminophen, không dùng thuốc NSAID và Aspirin cho trẻ nhỏ khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ điều trị.
- Thuốc giảm ho: Thuốc ho thảo dược như gừng, nghệ, cam thảo nhằm giảm tương tác với những thuốc đang dùng để điều trị khác.
- Dùng thuốc nhỏ mũi chứa NaCl 0.9%: Riêng thuốc kháng histamine và thuốc xịt mũi chống sung huyết không được khuyến khích dùng. Bác sĩ thường khuyến cáo dùng nước muối sinh lý.
- Thuốc loãng đờm: Các loại thuốc Bromhexin, Acetylcystein, Carbocystein thường được dùng nếu đờm đặc quánh gây khó thở. Đồng thời, uống nhiều nước để làm loãng đờm nhầy, dễ thở hơn.
- Sử dụng thuốc khí dung làm giãn phế quản: Được bác sĩ kê đơn khi bệnh gây khó thở, thở khò khè.
Vỗ rung hoặc dẫn lưu tư thế
Vỗ rung hoặc dẫn đờm giúp tống đờm nhầy ra ngoài, người bệnh dễ thở hơn. Mỗi ngày thực hiện 2 lần và 15 – 30 phút/lần. Cách này giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Các biện pháp khắc phục khác
Để việc điều trị nhanh khỏi hơn và phòng ngừa bội nhiễm xảy ra, người bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày khoa học, hợp lý.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng mặt: Đánh răng, súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày, dùng nước ấm rửa mặt.
- Có chế độ ăn uống khoa học: Đồ ăn lỏng, dễ tiêu hóa, uống nhiều nước, nước trái cây, luyện tập thể dục thể thao hàng ngày.
- Không hút thuốc lá, rượu bia, chất kích thích có chứa cồn
- Không tự ý mua thuốc về sử dụng khi thấy bị ho, sốt, đau đầu, bởi chưa biết nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn hay virus.
Qua trên, hy vọng rằng bạn đọc biết được viêm tiểu phế quản bội nhiễm là gì, có nguy hiểm không, cách điều trị và phòng ngừa như thế nào. Nếu có bất cứ triệu chứng bất thường nào xảy ra, hãy đưa người bệnh đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời.
>> Xem thêm: Viêm thanh khí phế quản là bệnh gì, có lây không?