Nhồi máu phổi xảy ra khi mạch phổi bị tắc nghẽn. Đây là bệnh phổi cực kỳ nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nếu như không được cấp cứu, xử lý kịp thời. Cùng tìm hiểu nhồi máu phổi là bệnh gì, nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị bệnh như thế nào nhé!
Nhồi máu phổi là gì?
Nhồi máu phổi hay tắc mạch phổi là sự tắc nghẽn động mạch phổi hoặc một trong những nhánh chính của động mạch phổi. Đây là bệnh phổi thường là biến chứng thường gặp ở người bệnh tim mạch và người cao tuổi.
Khi bị nhồi máu phổi, lượng máu truyền đến phổi bị giảm, từ đó hình thành các cục máu đông lớn gây tắc nghẽn phổi và giảm lượng oxy trong máu.
Các bác sĩ chuyên khoa đánh giá, nhồi máu phổi cực kỳ nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các cơ quan trong thời gian ngắn. Nếu không được cấp cứu kịp thời thì người bệnh sẽ tử vong nhanh chóng.
Nguyên nhân nhồi máu phổi
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và thường khó lường trước.
- Nhồi máu phổi có thể xuất hiện trong các tĩnh mạch sâu của cơ thể. Chính điều này gây tắc nghẽn mạch phổi ảnh hưởng đến các chi, toàn thân.
- Biến chứng của nhiều bệnh lý tim mạch (nhồi máu cơ tim, suy tim), ung thư, béo phì, đột biến gen
- Người mới trải qua cuộc phẫu thuật
- Mắc chứng thận hư, giãn tính mạch
Triệu chứng nhồi máu phổi
Nhồi máu phổi (bệnh máu đông) xuất hiện đột ngột, người bệnh sẽ có các triệu chứng:
- Đau ngực, khó thở đột ngột kéo dài thành từng cơn
- Nôn, chóng mặt, ói ra máu
- Ho, da xanh xao tím tái
- Mạch chậm, tim đập liên hồi
- Đau thắt toàn thân, thở gấp
- Ngất xỉu
Ngay sau khi xuất hiện các triệu chứng trên thì cần phải đưa người bệnh đến bệnh viện, cơ sở y tế gần nhấp để được cấp cứu kịp thời nếu không có thể đe dọa tính mạng người bệnh.
Chẩn đoán nhồi máu phổi
Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên kết quả của các xét nghiệm sau đây:
- Điện tâm đồ
- Chụp X-quang tim phổi,ngực
- Xét nghiệm máu
- Siêu âm tim
- Khí máu động mạch
- Chụp cắt lớp tỷ trọng vi tính (CT thường, CT xoắn ốc, CT chùm điện tử)
- Xạ hình phổi (scintigraphy)
- Chụp động mạch phổi
- Phát hiện huyết khối tĩnh mạch sâu
- Chụp cộng hưởng từ hạt nhân (MRI)
Những quy trình được thực hiện lần lượt giúp các bác sĩ có thể xác định được tình hình phổi, tim, hệ thống mạch, sức khỏe của cơ thể nhanh chóng. Bệnh nhân nhồi máu phổi có nguy cơ tử vong cao lên đến 30% nếu không được xử lý, cấp cứu kịp thời.
Chẩn đoán lâm sàng
Ước lượng khả năng nhồi máu phổi mạch:
Cao > 85%
Thở nhanh trên 20 lần/phút, khó thở xuất hiện đột ngột, đau ngực không rõ nguyên nhân, kèm theo ít nhất 2 trong số triệu chứng sau:
- Có các yếu tố nguy cơ: Ứ trệ tuần hoàn, không vận động, tiền sử bị viêm tắc tĩnh mạch, sau tiểu khung, mổ xương khớp, chấn thương. Có khố u ác tính, dùng thuốc tránh thai hoặc suy tim.
- Tăng gánh thất phải mới có trên điện tim
- Hình ảnh X-quang cho biết có dấu hiệu của nhồi máu phổi: Bướu ở vùng rốn phổi, vùng giảm tưới máu.
- Dấu hiệu bị viêm tắc tĩnh mạch sâu như đau một chân, sưng đau, nóng đỏ.
Trung bình
Có các dấu hiệu, triệu chứng nằm ở giữa nhóm cao và thấp.
Thấp dưới 15%
Có các triệu chứng:
- Thở nhanh, khó thở đột ngột, đau tức ngực do nguy nhân khác
- Không có các yếu tố nguy cơ
- Không bị khó thở đột ngột, thở nhanh, đau ngực
- Bất thường trên hình ảnh chụp X-quang do nguyên nhân khác
- NR lớn hơn 2 hoặc aPTT lớn hơn 1.5 lần chứng trong vòng 1 tuần trước đó.
Chẩn đoán phân biệt
Chẩn đoán phân biệt dựa vào:
- Các cơn hen suyễn
- Nhồi máu cơ tim cấp
- Đau cơ, đau thần kinh liên sườn
- Viêm phổi thùy
- Viêm màng ngoài tim
- Tràn khí màng phổi
- Tăng áp động mạch phổi tiên pháp
- Viêm khớp sụn sườn
- Suy tim trái cấp
- Gãy xương sườn
Cách điều trị nhồi máu phổi hiệu quả
Khi người bệnh được đưa đến bệnh viện, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng, kích thước, vị trí nhồi máu phổi để đưa ra được kết luận chính xác.
- Nếu nhồi máu phổi được phát hiện sớm, vẫn chưa có chuyển biến xấu thì người bệnh có thể sử dụng thuốc điều trị đến khi các cục máu đông được loại bỏ hoàn toàn.
- Nếu tình trạng bệnh quá nguy kịch thì người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật để loại bỏ cục máu đông ra khỏi cơ thể nhanh chóng.
Cụ thể như sau:
Nhồi máu phổi diện rộng có rối loạn huyết động
Nhập viện cấp cứu
Điều trị triệu chứng
- Sốc tim
- Dùng thuốc tăng cường co bóp cơ tim: Dobutamin truyền TM. Sử dụng thuốc vận mạch dopamin, noradrenalin nếu HA không tăng lên được.
- Thở oxy nếu xảy ra suy hô hấp cấp
Điều trị cấp cứu
Điều trị tiêu sợi huyết trong trường hợp nhồi máu phổi nặng dùng Actilyse. Liều đầu tiên 10mg tiêm tĩnh mạch, liều sau truyền 90mg trong 2 giờ và không được vượt quá 1,5mg/kg đối với người bệnh dưới 65 kg. Hoặc sử dụng Urokinase (15000 đơn vị/kg/ truyền TM trong 10 phút, sau đó truyền TM heaprin 500 đơn vị/kg/ngày).
Phẫu thuật lấy huyết khối trong động mạch phổi: Được chỉ định trong trường hợp nhồi máu phổi có sốc tim và CCĐ trị bằng thuốc tiêu sợi huyết.
Nhồi máu phổi không rối loạn huyết động
Nhằm phòng ngừa sự lan rộng của ổ nhồi máu phổi, tạo điều kiện để loại bỏ cục máu động, sạch ổ nhồi máu.
Trị liệu heparin: Tiêm truyền tĩnh mạch heparin thường hoặc tiêm dưới da heparin phân tử lượng thấp. Sử dụng thuốc chống đông warfarin đường uống cùng với ngày đầu trị liệu heaprin.
Màng lọc tĩnh mạch chủ được chỉ định với bệnh nhân nhồi máu phổi có huyết khối tĩnh mạch sâu dưới chi dưới gây nhồi máu phổi nhiều lần, huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới lan rộng vào tĩnh mạch chủ, đuôi huyết khối di động mạnh hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới mới hình thành nhưng người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc chống đông điều trị bệnh khác.
Bên cạnh biện pháp cấp cứu cần thiết, người bệnh cần phải thường xuyên luyện tập thể dục, vận động để hỗ trợ chữa trị, phòng ngừa nhồi máu phổi hiệu quả nhất.
Trên đây là thông tin về bệnh nhồi máu phổi, mong rằng giúp bạn đọc biết được nhồi máu phổi là gì, có nguy hiểm không, cách điều trị như thế nào, tránh nguy cơ tử vong ở người bệnh.
>> XEM NGAY: Rốn phổi đậm là gì, có nguy hiểm không?